Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Liên tưởng



Trong giờ địa lý, để nói đến tâm trái đất, cô giáo gợi ý:

- Em nào cho cô biết, nếu ta đào một cái lỗ thật sâu ở lớp học này, chúng ta sẽ đi đến đâu?

Phía cuối lớp học vọng lên tiếng trả lời:

- Thưa cô, trước tiên chúng ta sẽ đi đến phòng kỷ luật ạ!



o O o


Giáo sư nói với sinh viên:

- Anh có nhìn thấy cái cây ngoài vườn kia không?

- Dạ, có ạ! Nhưng nó thì có liên quan gì đến đến bài thi của em ạ?

- Bao giờ cái cây đó ra hoa thì anh quay lại đây thi lại.943

Chút Thoáng Xuân Hương



Tổng Cóc nhìn ra ngoài cửa. Ông ngắm cái sân lát gạch Bát Tràng lâu ngày đã rỗ rạn. Do cống thoát nước đã mấy năm nay tắc nên mưa là nước tràn cả vào sân. Để thế, không những sân mà cả ngôi từ đường cũng hư nát. Thông cống thì sức nhà này không làm riêng được, cái cống đụng chạm đến bao nhiêu nhà.

Tổng Cóc nghĩ ngợi, ông vớ lấy be rượu sành, mở nút lá chuối rót ra chén. Đây là thứ rượu Xuân Hương mang ở quê ngoại Kinh Bắc về nhà.

Tổng Cóc đăm đăm nhìn vào chén. Hơi rượu thơm sực làm ông hắt hơi rịn cả nước mắt. Ông bực mình lấy ống tay áo lau mắt rồi uống đại một hơi. Ông chẳng bao giờ có được phong độ lịch lãm như người. Trời sinh ra ông thô vụng xấu xí thì đành chịu. Ông có cái lố cái hiệp của ông, dễ gì ai có?

Tổng Cóc không chịu được cái vẻ sạch sẽ gớm ghiếc của người đời. Nó chán chết. Ông thích những gì ào ạt của cuộc sống thực trần tục. Ông không được học hành nhiều, việc nhà thì bận rộn. Ông sợ cái nghèo cái đói. Nhìn ra ông thấy một lũ vô học và vô lương tâm vẫn đang nhởn nhơ ăn sung mặc sướng. Như thể ông hoàng bà chúa. Ông điên người. Ông cũng lao động quần quật, ông cũng đã đổ mồ hôi nước mắt. Ông phải có quyền sung sướng theo cách sắp xếp của ông. Tổng Cóc rót chén rượu nữa. Ông biết thiên hạ coi ông chẳng ra gì. Thiên hạ coi ông là thô lậu. Ông chẳng cần.

Ông khinh những kẻ không dám sống thực, không dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời. Ông cũng khinh cả những kẻ lặn mình xuống đáy rồi ngập ở đấy không sao lên được.

Ông hiểu sống cho giản dị là khó vô cùng. Thế nào là phải? Sống phải cho mình là đã sống phải cho thiên hạ. Làm điều gì đấy không phải với mình thì sao ép người khác phải? Thiên hạ uốn theo chiều gió, gió thổi bốn phương tám hướng thì biết sao được? Bản tính người Việt là hay trông ngóng, nhiều khi quên gốc ở ngay chính tim óc mình. ăn cũng trông nồi trông hướng, nhưng cứ trông mãi mà quên mất ăn thì chết. Cha chung không ai khóc là thế, vì cứ ỷ nhau, ngóng nhau. Nhà này ông không tự lo mà cứ trông vào họ hàng thì cũng sạt nghiệp lâu rồi, đâu mà xây cất được cả dinh cơ như vậy? Thiên hạ làng nước ghét ông, nó thấy ông cứ trần lực, ông cóc cần gì ai cả, ông cứ lầm lũi lạnh lùng xuyên lên như dao xuyên thịt. Nó nói xấu ông. Nếu chúng cứ sống như ông, liệu mặt chúng có nhàu đi như đúm váy rách?

Tổng Cóc thở dài. Đã từ lâu khi ông ra đường ông đều xâu theo vài ba chuỗi tiền Cảnh Hưng vào cạp quần, ông buộc nó cả vào bụng. Ông coi tiền như rác bùn nhưng cũng coi nó như vua chúa. Đồng tiền giúp ông hiểu rõ đời hơn theo cung cách riêng của nó. Hôm ở hội Gióng có bà quận chúa họ Trần nổi tiếng kiêu kỳ, võng lọng nghênh ngang, coi người như rơm rác. Bà đánh bạc thua, sĩ diện muốn gỡ bạc nhưng chẳng có tiền, cũng chẳng dám vay các bậc công hầu. Ông thấy điều đó và giữa đám hội ông thản nhiên di đến ghé vào tai bà nói nhỏ:

- Tâu lạy quận chúa, quận chúa sẽ đủ tiền đánh cho hết hội.

Quận chúa đưa đôi mắt sắc như dao nhìn kỹ Tổng Cóc, rồi kéo ông ra một góc:

- Nếu ông có cho ta vay thì ta cũng chẳng có tiền để trả! Chồng ta là quan thượng thư nhưng chẳng bao giờ cho ta tiền cả.

- Tâu lạy quận chúa, quận chúa có thứ bán được tôi mua.

Quận chúa đỏ mặt, bà im một lát rồi ỡm ờ:

- Thế ông mua gì mà trả thế nào?

- Tâu lạy quận chúa, nụ cười quận chúa đáng tràm quan tiền. Tôi xin trả gấp hai lần số đó.

Đêm đó, Tổng Cóc lần đầu được ngủ với một bà lớn quyền thế nghiêng trời. Cành vàng lá ngọc cũng chẳng khác gì con đỏ. Hôm sau hai người gặp nhau. Quận chúa nửa đùa nửa thật:

- Ta ngủ với ông mà cứ kinh hoàng tưởng như ông hiếp dâm ta!

Tổng Cóc đáp lại quận chúa:

- Tâu lạy quận chúa, việc mua bán đã xong rồi!

Tổng Cóc uống chén rượu nữa. Ông lấy cái tráp sơn đen đựng tiền dùng những ngón tay thô ráp lần từng đồng. Ông chán ghê gớm. Trong cuộc đời mình ông vất vả nhiều, ông đã buôn một bán mười, đã thu tô cấy rẽ, đã toan tính từng nước cờ đời nhưng trong mình vẫn cứ tê tái cảm giác thua cuộc thế nào. Ông thấy trong đời toàn những thằng ác, thằng hèn nhưng lại ranh khôn như cáo. Ông sợ nhất bọn nho giả, sợ đám chiêu ấm và bọn tập tọng văn chương. ở trong cuộc đời, chúng lấy lý đạo dồn ông vào bẫy thiện tâm tín nghĩa, làm cho ông lơi cái sắc cái lạnh vốn có ở ông. Đúng lúc mà ông do dự thì chúng phỗng sạch, đôi khi đã dăm ba lần ông suýt trở nên tay trắng. Sợ thật, ông thấy gai người. Ông mà thất bại, ông mà ăn đất thì chết ráo hết cả nhà. Ông chịu Xuân Hương ở chỗ bà luôn thất bại ở trong cuộc đời mà vẫn thăng bằng, mà vẫn không có cảm giác thua cuộc. Ông ngờ ngợ bà to lớn hơn ông, bà mạnh mẽ hơn, sống có dũng hơn. Trong cõi nhân gian, tất cả mọi sự nghiêm chỉnh cũng là khôi hài, nên có cơ hội cần phải cười ngay, thế nhưng không hiểu tại sao ông không cười được.

Tổng Cóc đứng dậy ra trước bàn thờ. Ông hài lòng thấy bàn thờ sạch sẽ. Nải chuối trứng cuốc bày trên đa sơn, một đa hoa trà cạnh bên tinh khiết. Hôm nay mồng Ba tháng Ba. Chắc là Xuân Hương đã dọn bàn thờ từ sáng sớm. Ông nhìn theo hút dải khói mỏng mảnh. Ngoài ngõ bỗng có tiếng mõ vọng vào:

“Chiềng làng, chiềng chạ...

Trên ngược dưới xuôi

Làng ta có người

Không chồng mà chửa... ửa...”

Tiếng rao rất khó chịu. Chắc cánh hương lý bày trò gọt đầu bôi vôi *****Huệ dưới Đoài. Tổng Cóc cau trán nghĩ ngợi rồi chạy ra ngõ:

- ơi mõ! - ông đưa tay vẫy. - Mày đừng rao nữa mà chạy vể bảo Lý Cờ lại đây tao bảo.

Ông đóng sập cửa. Ông biết làng này đố có thằng nào dám dây vào ông. Lý Cờ là hạng đàn em. Tất cả lề luật làng này đều trong tay nó. Nó cho mõ rao trước cửa nhà ông là nó nhằm gì không biết. *****Huệ ngủ hết với cánh đàn anh trong tổng.

Ông thấy thương nó. Dĩ Huệ phải nuôi hai bố mẹ già, mảnh đất cắm dùi không có, nó không bán trôn thì nó lấy gì mà sống.

Ông ra tràng kỷ ngồi đợi Lý Cờ. Ông rót nước trong cái ấm đất nung ủ rơm ra chén chiêu từng ngụm. Nước nụ vối nóng, Xuân Hương đã bỏ vào đôi lát gừng nên có vi thơm là lạ. Rặng vối nhà ông năm nay nhiều nụ, một nửa làng nây rồi sẽ phải mua nụ vối nhà ông. Đây là món tiền dành Tết.

Lý Cờ mặc áo the đen lật đật đi vào, trên tay cầm chiếc roi song. Tổng Cóc cười thầm. Ông bỗng chợt nhớ trò chơi ú òa khi ông còn nhỏ, ông, nấp một chỗ nhìn rõ địch quân hoang mang rón rén lại gần.

- Vào đây! - ông giơ tay vẫy. Không để cho khách ngồi yên ông đã phủ đầu.

- Chú làm việc công mà ngu như chó! Chú cho gọt đầu b258

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Óc tưởng tượng



Một viện sĩ hàn lâm trông thấy một bức phác họa hình con cá của một họa sĩ vỉa hè liền hỏi:

- Theo anh thì đây là loại cá gì?

- Cá mập đấy, thưa ngài!

- Nhưng anh đã thấy cá mập bao giờ đâu? - Viện sĩ hỏi.

- Đúng vậy, - Chàng họa sĩ đồng ý - Nhưng thưa ngài, thế sao có mấy thằng cha ở Viện hàn lâm lại vẽ cả thiên thần được đấy ạ?1938

Tài và đức



Ngày khai trường, Ông Hiệu trưởng Hoang Đường nói chuyện với tất cả học sinh của trường. Ông nói:

- Các em phải biết một điều, Đức là cái gốc của con người. Con người có thể thiếu tài nhưng không thể thiếu Đức. Xã hội tồn tại được là nhờ vào cái gốc, tức là cái đức.Tài có thể ví như cái áo, đức ví như cái quần. Không bận áo ở trần coi còn được, nhưng mặc áo mà chẳng bận quần thì khó coi ghê lắm.

1618

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

ĐẸP








Từ độ quen nhau đã biết rồi
Nhìn em chỉ thấy nụ cười thôi
Trái tim dấu kín điều chưa nói
Ẩn những ân tình trên bờ môi

Ngọn lửa hồng phơi phới trong lòng
Thương em thương cả nét mi cong
Tình yêu đến tưởng như vô tận
Mỗi một ngày là một đợi mong
 
Đời vẫn đẹp nhưng không vĩnh viễn
Chiếc Lá vàng rơi ... ghế công viên
Trời không yên trong ngày mưa bão
Tiếng hát nào còn mãi ngàn sau
 
Đôi khi trộm nhìn em ta thấy
Đôi mắt thơ ngây đã đổi màu
Mái tóc buông lơi ngày son trẻ
Bỗng thành mây trắng thoáng bay mau
 
Cuối đời giấc ngủ không còn mộng
Trời vẫn xanh xanh mãi trong hồn
Bỏ lại đằng sau tình diu vợi
Hạt bụi mờ trong cõi hư không
2722

Những chú bé vui vẻ



- Này Tý! Con đang dạy cho vẹt nói những từ bậy bạ đó hả?
- Không ạ, con chỉ bảo cho nó biết những từ không được nói thôi.



- Trong hai môn văn và toán, cậu thích môn nào?
- Văn.
- Vì cậu học văn khá hơn hả?
- Đâu có, tại cô dạy văn hay nghỉ hơn.



- Anh trai của em có 4 quả táo, anh ấy cho em 3 quả, hỏi anh còn mấy quả?
- Thưa thầy, anh ấy không bao giờ làm như vậy.


Hai anh em đang chơi trò trượt tuyết, mẹ hỏi thằng anh:
- Thế nào? Hai anh em chơi chung xe vui vẻ chứ?
- Vui lắm mẹ ạ! Chúng con phân công nhau: Em đẩy xe lên dốc, còn con trượt xe xuống dốc.

2439

Mất giày



Giờ tan học trong một trường mẫu giáo. Hôm đó là mùa đông, có nhiều tuyết. Các bé đều lần lượt ra về, chỉ có một bé ngồi khóc. Cô giáo hỏi tại sao bé khóc. Bé trả lời:

- Em bị mất đôi giày đi tuyết.

Cô giáo tìm khắp nơi và thấy có một đôi giày để ở cửa ra vào. Cô hỏi:

- Em nhìn cho kỹ đi, đôi này không phải của em hả?

- Thưa cô, không phải đôi này. Đôi giày của em có nhiều tuyết bám trên đó lắm cơ!
1872

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Đúng là giám đốc



Giám đốc cùng trưởng phòng kế hoạch và trưởng phòng kinh doanh đi ăn trưa. Trên đường họ bắt được một cây đèn thần, khi chạm vào nó, một vị thần hiện ra và bảo:
- Ta sẽ ban cho mỗi người một điều ước, các ngươi muốn gì nào?
- Tôi ước mình đang ở trên du thuyền tại Bahamas
- Bà trưởng phòng kinh doanh kêu lên.
Phù... bà ta biến mất...

Quá phấn khởi, ông trưởng phòng kế hoạch hét lên:
- Tôi ước gì mình đang tắm nắng và được ngắm các em xinh đẹp tại bãi biển Hawaii...
Phù... ông ta biến đi trong nháy mắt.

Vị thần nhìn ông giám đốc:
- Đến lượt ngươi, ước gì đi chứ!
- Tôi muốn hai người kia trở lại ngay sau bữa trưa để làm việc
- Ông ta dõng dạc ra lệnh. Bài học rút ra: Hãy luôn để sếp của bạn lên tiếng trước.
1818

Coi Bói



Cái Cười Của Thánh Nhân
Tác giả: Nguyễn Duy Cần

Coi Bói


Nguyên bị đuổi, ba năm không được gặp vua, tận trí tận trung mà lại bị gièm pha che lấp. Lòng buồn ý loạn, không biết phải đi con đường nào, mới đến quan thái bốc trịnh Thiềm Doãn:

- Tôi có điều nghi, xin tiên sinh quyết hộ cho.

Thiềm Doãn sửa ngay lại cỏ thi, phủi bụi mu rùa, hỏi:

- Ông muốn dạy tôi việc chi?

Khuất Nguyên đáp,

- Tôi có nên khẩn khấn khoản khoản gìn giữ mãi một lòng trung, hay nên đưa đón theo đời để khỏi khốn cùng?

Có nên bừa cày hết sức làm ruộng mà nuôi thân hay nên giao du với người vinh hiển để cầu danh?

Có nên nói thẳng, không gì nể đến thân ngay, hay nên nói theo thói tục, cầu sang giàu để sống bê tha?

Có nên siêu nhiên xuất thế để giữ gìn thiên chân, hay nên nịnh nót khúm núm, xum xoe cười gượng để thời đàn bà?

Có nên liêm khiết, chính trực để được sạch trong hay trơn tru tròn trĩnh, như mỡ như da, để được như cây cột tròn?

Có nên ngang tàn như con ngựa thiên lý, hay nên lênh đênh như con vịt nước, cùng nhấp nhô với sóng mà toàn được tấm thân?

Có nên chạy đua với loài Kỳ, Ký, hay noi theo cái vết của loài ngựa hèn?

Có nên sánh vai với loài hàng hộc, hay nên tranh ăn với đám vịt gà?

Đường nào kiết? Đường nào hung?

Bỏ đường nào? Theo đường nào?

Đời hỗn trọc mà không thạnh thì cái ve là nặng mà nghìn cân là khinh, cái chuông vàng thì bỏ nát cái nồi đất thì kêu vang, kẻ gièm pha thì tên tuổi cao trương mà người hiền sĩ thì không tên tuổi.

Than ôi: Biết nói gì đây? Ai biết ta là trong sạch?

Thiềm Doãn đặt cỏ thi xuống, tạ rằng:

- Thước có khi lại ngắn, mà tấc có khi lại dài, vật có chỗ không đủ, mà trí có chỗ không sáng. Số có chỗ đoán không tới, mà thần có chỗ cũng không thông. Ông cứ theo lòng mà làm cho đúng ý ông. Cỏ thi và mu rùa, quả không thể biết được việc ấy
!
566

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2009

Vay Tiền Chúa Liễu







Lại một lần Qùynh vào yết điện, thấy chúa có nhiều tiền, trông sướng mắt, định vay.

Quỳnh khấn:
- Em độ này túng lắm, chị có tiền để không, xin cho em vay để em buôn bán, kiếm ít lời.
Nói rồi, khấn dài âm dương: "Sấp thì chia tư, chị cho em vay một phần, ngửa thì chia ba, chị cho một phần, chị mà thuận cho một nửa thì xin nhất âm nhất dương."
Thấy đằng nào Quỳnh cũng vay được, mà ý Chúa thì không muốn cho vay, vì biết được là cho vay, Quỳnh sẽ không trả, liền cứ làm cho hai đồng tiền quay tít, chẳng sấp mà cũng chẳng ngửa.
Quỳnh thất thế vỗ tay reo:
- Tiền múa Chúa cười,thế là chị bằng lòng cho em vay cả rồi!
Nói xong, vác hết cả tiền về.
2641

Sao lại chán?



Vợ hỏi chồng:

- Xiếc hôm nay có vui không anh?

- Cũng hay, nhưng mà ảo thuật thì chán lắm!

Thế nào?

- Một cô gái trẻ đẹp bước ra sân khấu rồi đứng vào trong tủ. Nhà ảo thuật hô "biến". Khi mở tủ ra thì cô gái biến mất, chỉ còn lại quần áo.

- Thế sao lại chán?

- Giá như nhà ảo thuật làm ngược lại cho quần áo biến mất có phải hay hơn không.
1316

Ánh Sáng Xanh Trên Mồ



Bạn tôi mang thai vì bị cưỡng hiếp, nhưng cô ta can đảm giữ lại cái thai đó cho đến chín tháng khổ nhọc. Sau đó, cô y sanh ra một đứa bé trai vào tháng mười hai năm 1992. Lúc đó chúng tôi chỉ là bạn ở cùng phòng.



Khi sanh ra, đứa bé rất là yếụ Vừa chào đời, đứa bé phải vào phòng mổ để mổ tim. Bạn tôi thấy vậy nên nói với tôi rằng cô không thể chăm sóc một đứa bé bệnh hoạn như thế, nên tôi đ nhận đứa bé làm con nuôi và chăm sóc cho nó.



Ðứa bé ở trong bệnh viện được sáu tháng. Rồi, chúng tôi đem về nhà, nhưng đứa bé chỉ sống được thêm một tháng rưỡi nữa thì chết. Tôi rất là đau khổ vì tôi thương đứa bé thật nhiềụ Khi đứa bé chết, tôi đau lòng như là chính con ruột của mình chết vậỵ Tôi thường ra nghĩa địa thăm mộ đứa bé đến 4 - 5 lần mỗi ngàỵ Vì tôi nghe có người đồn rằng đừng nên vào nghĩa địa sau 4 giờ chiều vì sẽ quấy nhiễu người chết, cho nên tôi chỉ đến nghĩa địa thăm mộ đứa bé trước khi trời tốị



Nhưng một đêm, vì cái gì đó thúc giục tôi phải đi đến nghĩa địạ Ðêm đó khoảng mười giờ, tôi không ngần ngại lên xe và lái đến nghĩa địạ Mộ của đứa bé nằm ở ngay cổng trước, thường thường khi vào trong nghĩa địa tôi lái thẳng đến mộ của đứa bé và tắt máy ngồi ở trong xe chứ tôi không dám bước ra ngoài vì sợ thú hoang ở chung quanh (vì lúc trước tôi đã thấy một con gấu), vì vậy nên tôi ngồi trong xe và nhìn ngôi mộ đứa bé rồi thúc thít khóc. Ðêm hôm đó, nhằm ngày rằm nên trăng tròn sáng tỏ, vì vậy tôi mới mạnh dạn bước ra khỏi xẹ Bỗng nhiên, ngay khi ấ y, một vùng ánh sáng màu xanh dịu hiện ra phía trên ngôi mộ. ánh sáng màu xanh đó tỏa sáng khoảng năm thước ngay trên ngôi mộ của em và có hình dạng giống như chữ V lật ngược, nó đã chiếu sáng trong vòng mười phút. Lúc đó tôi không thấy sợ sệt gì hết, nhưng vì thấy hơi kỳ lạ cho nên tôi vội vã bước lên xe rời nghĩa địa ngay sau khi ánh sáng đó hiện lên chừng hai phút. Tôi lên xe và đề máỵ Tôi đề đến 5, 6 lần nhưng máy vẫn không nổ. Cuối cùng tôi đành ngồi đó trố mắt nhìn vì kinh ngạc. ánh sáng hiện ra trong vòng mười phút thì tan đị Ngay khi ánh sáng biến mất, tôi liền đề thử máy xe một lần nữa thì chiếc xe lại nổ máy được và tôi vội lái ra nghĩa địa liền.



Ðúng một tuần sau, khoảng tám giờ tối, tôi và bạn của tôi (người mẹ của đứa bé) cùng với bà chị của cô ấ y, đang ngồi trong phòng khách xem truyền hình thì tôi thấy chiếc nôi nhỏ, mà chính tay tôi đã chọn mua, đang lơ lửng bay trên không ngang qua phòng khách. Lúc đó tôi cũng không sợ gì cả, vì tôi nghĩ là đứa bé làm. Ngoài ra, vào một đêm giữa khuya khi thức giấc, tôi thấy đứa bé mặc bộ đồ khi chôn ngồi trên một đám mây, ngay dưới chân giường của tôi, bé đã mỉm cười với tôi rồi từ từ biến mất.



Tôi nghĩ tất cả những hiện tượng đó đều là dấu hiệu từ em muốn cho tôi biết rằng đừng có buồn phiền vì cái chết của bé, vì bé đã không còn đau đớn vì bệnh hoạn nữa
587

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

Cavát Đen



Chị vợ có chiếc quần láng đen đẹp lắm, không may hôm đến nhà cô bạn bị chó cắn toạc một miếng. Chị tiếc lắm, cứ xuýt xoa mãi là không có cái mụn đẹp như thế để vá, chị giặt sạch chiếc quần cất kỹ trong rương.

Đã hết mùa rét chồng gửi áo "Vec" về; vợ đem giặt, gấp nếp cất đi.

Khi giở áo ra, trong đó có một miếng vải đen hợp với màu quần của chị, chị sướng quá, nói một mình:

Quan tâm tới vợ hết mức, kiếm cả vải vá quần cho mình, xin ở đâu cái túi đựng gì mà khâu dài thế này lại đầu to đầu bé?

Kíp đến mùa đông sang năm, khi đưa chiếc áo cho chồng, chồng hỏi:

Cái cavát đen của tôi đâu rồi?

Cavát là cái miếng vải dài ấy chứ anh?

Còn gì nữa?

Thế thì bỏ mẹ, em đã vá quần từ năm ngoái.

2772

Sợi Dây Chuyền Kim Cương




Cô là một thiếu nữ xinh đẹp, dáng dấp đài các, cao sang, nhưng trớ trêu thay định mệnh lại chọn cho cô vào một gia đình công chức tầm thường. Không của hồi môn, thì làm sao có duyên cơ gặp gỡ đàn ông giàu có, danh giá, để được tìm hiểu, yêu đương rồi đi tới hôn nhân? Thế nên cô chấp nhận về làm vợ của một anh lục sự “thường thường bậc trung” tại bộ thông tin.
Tài chánh không cho phép cô ăn diện, và cô lấy làm phiền lòng vô cùng, như thể mình từ một địa vị cao rơi xuống. Dung nhan diễm lệ, dáng dấp kiêu sa, chẳng là những yếu tố khắc phục thứ bậc, tầng lớp mà số phận đã an bài? Tài năng thiên phú, bản năng nhận thức, một đầu óc thích nghi có phải là đẳng cấp duy nhất? Cũng đúng đấy thôi, nhiều người đàn bà dân giả được sánh ngang hàng với những mệnh phụ danh giá nhờ nhan sắc, trí thông minh và phương cách giao tiếp của họ.

Thế nên cô nàng Mathilde nhà ta luôn buồn đời. Đàn bà đẹp như cô sinh ra là để tận hưởng những cao sang, thanh lịch của cuộc đời. Cảnh nhà nghèo nàn làm cô tủi thân, tường trống không, bàn ghế xục xịch, màn cửa thô thiển. Những gì mà một người đàn bà cùng giai cấp như cô, chẳng mảy may bận lòng, là những mối ưu phiền cho cô . Hình ảnh người đàn bà nội trợ với công việc thường ngày làm cô chán nản, thất vọng, và Mathilde thay bằng những giấc mơ cao vời. Cô hình dung đến những căn phòng yên áng, tường phủ bằng thảm Ba Tư ấm cúng, cao sang, phản chiếu ánh sáng từ những cột trụ bằng đồng sáng loáng, lại có hai anh hầu quần ống chẽn ngủ gà ngủ gật trong ghế bành lớn vì hơi nóng của lò sưởi. Cô trông thấy những hành lang rộng thênh thang, trang hoàng bằng những giải lụa cổ, các kệ tủ xinh xắn tràn ngập vật dụng xinh đẹp, vô giá. Tiếp chuyện cùng các cô, các bà phải là những căn phòng khách thơm mùi nước hoa, và cũng là nơi mà những đàn ông danh giá, lịch thiệp lui tới, những đấng mày râu mà các cô, các bà nào cũng muốn gặp gỡ, và ao ước được họ lưu ý tới.


Tối tối, ngồi đối diện chồng tại bàn ăn, trải cùng tấm khăn từ ba ngày qua, cô dửng dưng nhìn anh, tay mở liểng, miệng thốt lên sung sướng: “À, món hầm tối nay coi ngon quá, anh nghĩ chẳng có điều gì hấp dẫn hơn.” Lúc ấy cô liên tưởng đến những bữa ăn thịnh soạn, với muỗng, nĩa bạc, tường phủ thảm thêu hình các nhân vật cổ xưa, hoặc những con chim kỳ thú trong ngôi rừng thần thoại, bàn ăn bày biện đủ các thức ngon vật lạ, dọn trên những bát dĩa tuyệt đẹp, thực khách chuyền tai nhau những lời hoa mỹ, và được đáp lại với nụ cười mỉm bí mật, tay gắp miếng cá tươi tắn, hồng hào, hay bỏ vào mồm cánh bồ câu dòn tan.

Áo dạ hội, nữ trang đắt tiền là những món mà cô yêu thích nhất, thế mà cô chẳng có lấy một thứ nào! Phụ nữ đẹp như mình sinh ra là để diện những thứ đó vào người cơ mà, cô nghĩ thế. Cô ước ao được người người chiều chuộng, ganh tị, được đàn ông tán tỉnh, khen thưởng. Cô có một chị bạn gái giàu có, quen thời cùng học nội trú, mà giờ cô chẳng còn muốn gặp nữa, vì mỗi bận ra về cô lại cảm thấy buồn. Có bận cô đã khóc mấy ngày liền vì chán nản, thất vọng.

Bỗng một chiều nọ, anh chồng về nhà, mặt mày rạng rỡ, tay cầm một phong bì lớn.
- Đây, em nè, anh có cái này cho em

Trong phong bì là một thiệp mời với những giòng chữ:
"Bộ Trưởng bộ Thông Tin và bà Georges Ramponneau hân hạnh đón tiếp ông và bà Loisel tại dinh bộ trưởng tối thứ hai ngày 18 tháng Giêng"

Lẽ ra phải vui mừng, như chồng mong mỏi, cô lại vứt tấm thiếp lên bàn và bảo:
- Anh muốn tôi làm gì với tấm thiếp này chứ?
- Cưng, anh lại tưởng em sẽ vui chứ! Em chẳng bao giờ đi ra ngoài, và đây là một cơ hội em ạ. Anh phải mất nhiều công lao mới được thiệp mời. Ai cũng muốn đi dự buổi tiệc này; họ chọn lựa kỹ lắm, không phải ai cũng có được đâu. Tất cả những ông bà lớn đều có mặt hôm ấy.

Cô nhìn anh với cái nhìn khó chịu, vội cướp lời:
- Vậy thì anh tính em sẽ bận cái gì chứ?

Anh không nghĩ đến điều này. Anh lắp bắp:
- Thì cái áo em hay bận đi coi kịch với anh đó. Áo ấy trông được lắm!

Anh ngưng ngang, chưng hửng, bối rối vì thấy cô vợ đang khóc. Hai giòng nước mắt lặng lẽ rơi từ khoé mắt xuống bờ môi xinh đẹp. Anh lúng túng:
- Gì thế, em sao thế ?

Cố gắng dằn niềm đau khổ, cô trả lời bằng một giọng bình tĩnh sau khi đưa tay lau hai gò má ướt:
- Chẳng có gì cả. Em chẳng có áo đẹp, vì thế em không thể đi dự buổi dạ tiệc được. Anh hãy đưa tấm thiệp mời này cho bạn đồng nghiệp nào ở bộ, mà cô vợ có đủ quần áo hơn em.

Lúng túng, anh vớt vát:
- Nào, nào, Mathilde. Xem nào, một cái áo đẹp, để đi dạ hội, mà em có thể xài vào những dịp khác, một cái áo thường thôi, tốn khoảng bao nhiêu tiền?

Nghĩ ngợi một đôi giây, trong đầu làm vội những con tính, một con số khã dĩ không bị từ chối ngay hay gặp phải phản ứng thảng thốt từ anh chàng lục sự cần kiệm này. Cuối cùng, cô trả lời, giọng ngập ngừng:
- Em cũng không biết rõ, nhưng em nghĩ một cái áo đẹp chắc khoảng bốn trăm francs.

Mặt anh hơi tái đi, vì anh đã để dành đúng khoảng tiền như thế để mua một khẩu súng săn, dự định cùng đám bạn đi bắn chim chiền chiện tại đồng bằng Nanterre trong vụ hè tới.
Thế nhưng anh nói:
- Cũng được. Anh sẽ cho em bốn trăm francs. Mà em ráng mua một cái áo đẹp nhen!

Ngày dạ tiệc đến gần kề mà mặt bà Loisel trông vẫn có nét buồn, lo lắng. Áo nàng thì đã may xong. Nhận thấy điều này, một tối anh hỏi:
- Có điều gì không? Ba ngày nay sao anh thấy em có vẽ lạ, không được vui?
Nàng trả lời chồng:
- Phiền một nỗi là em chẳng có một bộ nữ trang nào cả, chẳng có lấy một viên đá để mang lên người. Coi nghèo nàn làm sao! Chẳng thà đừng đi cho rồi!
- Em có thể cài hoa lên tóc, anh chồng đề nghị. Vào mùa này mà cài hoa thì sang lắm em ạ. Thêm mười francs thôi em có thể mua hai, ba hoa hồng thật đẹp!
Lời anh nói không thuyết phục được cô:
- Không, không được. Chẳng có điều gì nhục nhã bằng mình trông nghèo nàn bên cạnh những người đàn bà giàu sang.
- Ồ, sao em dốt thế! Anh chồng bỗng kêu lên: “Em có bà bạn giàu lắm mà, chị Forestier, sao em không mượn nữ trang của chị ấy. Hình như em thân với chị ấy lắm để có thể tới mượn nữ trang được!“
Cô reo lên, mừng rỡ:
- Đúng thế, sao em lại chẳng nghĩ ra.

Ngày hôm sau, cô tới gặp bạn, tâm sự với bạn vấn đề của mình. Bà Forestier tới tủ áo có kiếng, lấy ra một hộp nữ trang lớn, trao cho bà Loisel và nói:
- Chị cứ lựa bất cứ món gì chị thích.

Thoạt tiên cô thấy mấy vòng đeo tay, rồi sợi dây chuyền ngọc trai, tiếp đến dây thánh giá lớn cổ xưa, chạm trổ rất khéo léo với những viên ngọc quý. Cô thử lên thử tới trước gương, ngập ngừng, không thể rời chúng ra, mà cũng chẳng quyết định chọn món nào, và cái nào thì đưa trả lại cho bạn. Cô hỏi:
- Chị có món nào nữa không?
- Có chứ. Chị cứ chọn tiếp đi. Mình chẳng biết chị thích cái nào.

Bỗng cô nhìn thấy một hộp bọc xa-tanh đen, trông có một sợi dây chuyền nhận toàn kim cương tuyệt đẹp, tim cô thắt lại trong niềm ham muốn. Cô cầm sợi dây lên mà tay run run. Cô choàng nó vào cổ cao. Ngắm mình trong gương cô chìm trong nỗi sung sướng với hình ảnh tuyệt mỹ của chính mình.
Rồi cô hỏi, giọng hoài nghi:
- Chị có thể cho em mượn chuỗi kim cương này được không?
- Được chứ, chị cầm lấy đi!
Cô ôm chầm lấy bạn, hôn lên má bạn như lời cảm ơn chân tình nhất, rồi vội vàng ra về với kho tàng nhỏ trong tay.

Ngày dạ tiệc, bà Loisel thành công rực rỡ. Nàng đẹp hơn hết trong đám phụ nữ, nàng thật kiêu sa, vương giả, cười tươi tắn, dòn tan trong niềm sung sướng. Tất cả những người đàn ông có mặt chiêm ngưỡng nàng, hỏi tên nàng, tìm đến tự giới thiệu. Tất cả những nhân vật lớn trong bộ muốn cùng nàng khiêu vũ. Ngay cả ông bộ trưởng cũng chú ý đến nàng. Nàng khiêu vũ trong mê cuồng, ngất ngây vì vui sướng, đắm chìm trong niềm hãnh diện bởi nhan sắc của mình, nàng như lên chín tầng mây với những lời ngưỡng mộ. Những khát khao từ bấy lâu nay đã được vuốt ve! Thật là một chiến thắng toàn hảo, tuyệt vời, thoả mãn trái tim người đàn bà.

Cô ra về vào khoảng bốn giờ sáng. Chồng cô đã ngủ được một giấc vào lúc nửa đêm trong một căn phòng bỏ trống với ba người đàn ông khác mà các bà vợ cũng đang rất vui với buổi dạ tiệc. Anh khoác lên vai nàng tấm khăn choàng ngoài, tấm khăn tầm thường của một đời sống bình dị, sự nghèo nàn của nó thật trái biệt với cái áo dạ hội sang trọng, đắt tiền. Cô cảm nhận điều đó và muốn thoát khỏi nó, tránh những cặp mắt so sánh của những người đàn bà khác đang được khoác trên vai những tấm khăn choàng bằng da thú sang trọng.
Anh chồng giữ cô lại, bảo:
- Đợi tí đã nào. Coi chừng bị cảm vì ở ngoài lạnh lắm. Đợi anh gọi xe về.

Nhưng cô không nghe anh, vội vàng bước xuống cầu thang. Khi họ xuống tới đường cái, thì không còn chiếc xe nào cả. Họ lục loại, tìm kiếm, la lớn vào những chiếc chạy từ tuốt xa trong đêm vắng. Họ đi qua dòng sông Seine, người run lập cập vì lạnh. Cuối cùng trên bến họ tìm được một chiếc xe taxi cổ, cũ kỹ, chỉ thấy ở Paris lúc trời đã tối, như thể chúng cũng biết xấu hổ, không dám chạy vào ban ngày.

Chiếc xe chở họ tới tận cửa, đường Martyrs, và họ mệt nhọc leo vào nhà. Tàn một cuộc vui, cho nàng. Còn anh thì nghĩ, ngày mai lại phải vào bộ lúc Mười giờ.
Nàng dở áo choàng ra, nhìn vào gương để ngắm mình lần nữa trong huy hoàng. Bỗng nhiên cô thảng thốt buông ra một tiếng kêu. Cô không có chuỗi kim cương trên cổ!
Anh chồng, đã thay gần hết quần áo hỏi:
- Gì thế ?

Cô quay lại chồng, la thất thanh:
- Em ... em không có sợi dây chuyền của chị Forestier nữa!
Anh đứng bật dậy, sửng sốt:
- Làm thế nào, làm sao xảy ra được?
Cả hai lục loại trên các lớp áo của cô, áo khoác ngoài, áo dạ hội, các túi áo, họ tìm kiếm mọi nơi, nhưng vẫn không kiếm ra.
- Em có chắc là em còn đeo nó khi rời khỏi tiệc không? Anh chồng hỏi.
- Có, chắc mà, em có sờ vào nó lúc còn ở dinh ông bộ trưởng mà.
- Nếu em làm rơi nó trên đường, thì chúng mình đã nghe tiếng nó rơi trên hè rồi. Có lẽ nó rơi trong xe.
- Có lẽ thế, anh có lấy số xe không?
- Không, thế em có nhìn số xe không?
- Không.

Hai người nhìn nhau, thảng thốt. Rồi cuối cùng Loisel bận quần áo vào và nói:
- Thôi tôi phải đi lại khoảng đường mình đi bộ, xem có thể kiếm ra nó không.
Anh đi ra ngoài. Cô ngồi chờ trên ghế trong chiếc áo dạ hội, không còn sức mà leo lên giường, đầu óc chán nản, hết cả năng sức, không một ý nghĩ.

Anh chồng trở về lúc bảy giờ sáng, anh không kiếm được sợi dây chuyền.
Anh tới sở cảnh sát, tới nhà báo đăng rao vặt, hứa một món tiền thưởng, anh đến công ty xe taxi, thật ra anh tới đó trong niềm hy vọng cuối cùng.
Cô chờ anh cả ngày, trong tình trạng lo lắng kinh hoàng, trước một thảm trạng khủng khiếp.
Trời tối mịt, Loisel mới về đến nhà mặt tái xanh, hóc hác. Anh chẳng kiếm ra gì cả.
“Em phải viết cho bạn em”, anh nói: “Bảo em làm sức cái móc của sợi dây, và đang đợi tiệm sửa, để chúng ta có thì giờ kiếm cách trả lại sợi dây.”
Cô lấy giấy bút ra ghi lại những dòng anh đọc cho cô.

Cuối tuần thì họ hết hy vọng. Loisel, nay trông già thêm năm tuổi bảo:
-Giờ thì chúng ta phải tìm cách thay thế sợi dây khác rồi.
Ngày hôm sau họ đem các hộp đựng sợi dây tới tiệm kim hoàng có tên khắc trên hộp. Ông chủ tiệm lục loại giấy tờ và nói:
- Thưa bà, tôi không bán sợi dây, tôi chỉ bán cái hộp thôi.

Họ đi từ tiệm kim hoàng này sang tiệm khác để kiếm một sợi dây chuyền tương tợ, cố nhớ hình dáng nó, mà lòng cả hai kinh hoàng, thảm não. Cuối cùng, trong tiệm kim hoàng khu Hoàng Cung, có một sợi dây, một chuỗi kim cương, trông giống in như sợi dây họ đã đánh mất. Sợi dây chuyền để giá là bốn mươi ngàn francs, và người ta bớt xuống với giá ba mươi sáu ngàn francs. Hai vợ chồng năn nỉ chủ tiệm xin đợi cho ba ngày, đừng bán cho bất cứ ai. Họ cũng giao điều kiện với chủ tiệm phải mua lại sợi dây với giá ba mươi bốn ngàn francs nếu trong trường hợp họ kiếm ra được sợi dây chuyền đánh mất trước thời định là cuối tháng hai.

Loisel có mười tám ngàn francs, gia tài nhỏ ông bố để lại. Anh phải đi mượn số tiền còn lại. Anh mượn một ngàn đây, năm trăm đó, năm chục người nọ, ba francs người kia. Anh ký giấy nợ, sẵn sàng nhận làm những việc tầm thường nhất, mặc cả với các tay vay lãi, với tất cả mọi loại người trong giới cho vay chợ đen. Anh bằng lòng thoả hiệp suốt đời mình, ký giấy nợ mà chẳng biết mình có trả được không, trong nỗi lo lắng viễn tượng tương lai đen tối, khổ cực, những thiếu thốn về vật chất và những dày vò về tình thần mà anh sẽ phải chịu đựng. Trong trạng thái như thế anh đến tiệm kim hoàng, đặt trên quầy ba mươi sáu ngàn francs và lấy về sợi dây chuyền mới.

Ngày bà Loisel đem sợi dây chuyền trả cho bà Forestier, bị bạn ban cho một câu lạnh nhạt:
- Đáng nhẽ chị phải trả tôi sớm hơn, tôi có thể cần nó để đi dạ hội đấy!

Bà bạn không mở hộp ra, như cô đã lo lắng mãi. Nếu chị ta nhận thấy đó là một sợi dây chuyền khác, thì chị ta nghĩ thế nào về mình đây, chị sẽ nói sao? Chị ấy có nghĩ mình là kẻ cắp không chứ.



Từ đó bà Loisel biết thế nào cuộc đời của khổ cực, lao động. Không ngờ nàng đã can đảm gánh vác bổn phận của mình. Món nợ kinh khủng đó phải được trả và nàng phải dự phần trả món nợ đó. Họ cho con sen nghỉ làm. Họ đổi chỗ ở, đi thuê một nơi tồi tàn hơn trước.
Giờ đây cô làm những công việc nội trợ nặng nhọc nhất, những việc khó khăn nhất của nhà bếp. Cô rửa chén, cào nhọ nồi, soong chảo mỡ mật bằng đôi bàn tay hồng hào của mình. Cô giặt quần áo, ra giường, khăn bàn bẩn, rồi đem phơi chúng trên giây. Trên con dốc sáng sáng, chiều chiều cô gánh nước lên, nếu cần dừng lại bậc tâng cấp thở. Cô ăn bận như dân lao động, tay cầm giỏ, tới từng quầy rau, hàng tạp hoá, hàng thịt, mặc cả từng xu một, bảo vệ đồng bạc khốn khổ của mình.

Mỗi tháng món nợ này phải được trả, lại gia hạn món nợ khác, mua thêm thời gian. Anh chồng làm thêm ban đêm cho các hàng quán, vào tối khuya có khi anh còn chép các bản thảo, mỗi năm xu một bản.
Và cuộc sống như thế kéo dài mười năm.
Tới cuối năm thứ mười, họ đã trả hết, tất cả, với thuế cắt cổ của các tên chủ nợ, và những tiền lời chồng chất lên nhau.

Bà Loisel giờ đây trông già đi. Bà đã biến thành một người đàn bà mạnh mẽ, thô thiển và cứng rắn, một người đàn bà của giới lao động. Tóc rối, váy nhầu, tay đỏ, bà ăn nói ồn ào, thảy từng mảnh nước lớn, cong lưng chùi nhà. Thế nhưng, thỉnh thoảng khi ông chồng đang ở sở làm, bà ngồi tựa nơi cửa sổ và nghĩ đến buổi dạ tiệc huy hoàng đã lâu rồi, buổi khiêu vũ mà bà thật đẹp và được mọi người chiêm ngưỡng.
Nếu đêm đó bà không đánh mất sợi dây chuyền, thì việc gì xảy ra? Nào ai biết được? Nào ai biết được? Đời thay đổi lạ lùng quá đổi. Không ngờ chỉ cần một việc nhỏ thôi đủ làm cho ta lạc lối hay có thể cứu ta.


Một ngày chủ nhật, bà đi dạo trong vườn Champs Elysée, cho bõ một tuần lao động khổ cực, bà bỗng nhận ra một người đàn bà tay dẫn một đứa bé. Chính là bà Forestier ngày nào, bây giờ vẫn đẹp, vẫn đài các. Bà Loisel cảm thấy xúc động. Mình có nên tới nói chuyện với chị ta không. Chắc hẳn rồi chứ . Giờ đây bà đã trả hết món nợ. Bà sẽ cho bạn biết. Tại sao không?

Bà đến gần bạn.
-Chào chị Jeanne .
Người bạn, chẳng nhận ra bà chút nào, ngạc nhiên thấy trước mình một người đàn bà xa lạ, gọi mình như quen thân lắm. Bà lúng túng:
- Thưa bà, chắc bà lầm, tôi không quen bà.
- Không, chị không lầm. Tôi là Mathilde Loisel đây.

Người bạn buông ra một tiếng kêu thảng thốt:
- Trời ... chị Mathilde, làm sao chị thay đổi dữ vây!
- Đúng vậy chị ạ, sau lần cuối em gặp chị, đời em thay đổi qua cảnh nghèo khó, mà chị biết không, cũng tại chị đó!
- Ủa, sao có mình trong đó?
- Chị có nhớ sợi dây chuyền kim cường chị cho em mượn đi dự dạ hội ông bộ trưởng không?
- Có chứ!
- Em đánh mất nó.
- Chị nói sao, chị có đem trả mình mà!
- Em đem trả chị sợi dây chuyền giống in sợi chị cho mượn. Thế nên phải mất mười năm vợ chồng em mới trả hết các món nợ. Với chúng em điều này không phải dễ, vì thực sự gia tài chúng em chả có là bao. Nhưng cuối cùng thì chúng em cũng thanh toán được hết món nợ ... Em rất mừng đã hết nợ nần!

Bà Forestier khựng lại:
-Chị nói sao, chị đã mua một sợi dây chuyền kim cương để thế sợi dây của mình à?
- Đúng thế, chị không hề nhận ra à, hai sợi dây giống nhau lắm.
Bà mỉm miệng cười, một nụ cười hãnh diện mà ngây ngô.

Bà Forestier, xúc động khôn xiết, đưa tay cầm lấy tay bạn:
- Tội cho bạn tôi quá, chị Mathilde ơi, sợi dây của mình là sợi giả mà, chỉ đáng giá khoảng năm trăm francs là cùng .

2147

Con ngoan



Ðứa con nói với ông bố:

- Da của con kỳ lắm, bố ơi, nó thường trổ màu đỏ bầm và bị đau.

- Ôi chỗ nào vậy con trai yêu của bố?

- Chỗ mà bố hay đánh đòn....





- Hôm qua tớ được mẹ khen giỏi đấy

- Cậu được điểm 10 à?

- Không, tớ làm đổ nồi canh, mẹ tớ khen: "Giỏi nhỉ"!!!
1875

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Mới gia nhập hải quân



- Anh muốn tình nguyện gia nhập hải quân à?
- Đúng vậy, thưa đô đốc.
- Tốt thôi, anh có biết bơi không?
- Tại sao phải bơi ạ? Chẳng lẽ chỗ các ngài không có tàu à?
1779

Việc cuối đời





 



Ông bà Thung vui vẻ vào bữa. Lâu nay, theo sáng kiến của ông bữa nào cũng có món "ghém", ghém ở đây là những chuyện vui làm cho bữa ăn ngon.



Vốn là giáo viên văn, người đẫy đà, ưa ướt át, nên chuyện của bà khá đậm. Ông thường khà khà với đám tướng tá trong hội cựu chiến binh rằng ông hơn đứt các cậu khoản ấy.




Bà vừa kể ông nghe cái chuyện cười vãi nước mắt. Cậu Mãng ở quê ra chợ tỉnh gặp một ả... Nó ngọt như đường. Nó thơm lựng. Nó nhúng nhính. Nó điệu đà. Nó thế nào nữa mà cậu è vai gánh cho nó bao nhiêu là hàng hóa. Đến quãng vắng, nó xin hàng, cám ơn. Khổ! Nó cứ liu riu như sáo, va động vào cậu để... trả công. Cậu thẹn điếng. Về nhà nói với bà, còn ngốt lên vỗ đùi đen đét rằng tiếc.




- Rõ thiệt! Mình có thấy quê mùa ra tỉnh là cứ thiệt...!
Vị trung tá già ngậm ngùi.
- Thiệt đứt chứ lị! Nhưng rồi nghĩ mà thương cho nó! Mãng, con đô Vãng; khỏe nhất vùng. Ông khăn gói đi khắp nơi, vật đổ trăm miền thiên hạ. Vào vật, ông uống một lon nước cua rồi bùng lên như một con hổ. Năm vật ở Kẻ Lý, đám không minh, tức máu, ông bê cả phản quan viên ném vèo ra ngoài sới. Ông bị họ thù, đâm lòi ruột... Mãng có cái dáng của cha. Đen sì và cao ngộc, nghịch ngợm bông lơn nhưng ít học. Vợ sảy thai, nửa đêm hồng hộc cõng chạy xuống trạm xã. Vợ chết, sống độc thân...
- Xóm mình còn con Bột... đến tội! Bà gắp miếng cá kho dọc mùng đắp vào bát cho ông.
Ông lặng thinh. Bà nhâm nhỉ:
- Hôm qua nó chỉ vào trán tôi: "Nhà bà có đức mà chưa có hậu!"...
- Vậy là nó đã nói động đến nhà ta. - Ông nhỏ nhẻ nhai miếng cơm.
- Thế còn khá! ừ, nói vậy là còn khá...




Đêm ấy, ông không ngủ được. Tầm quá nửa đêm, ông ra khu vườn. Thói quen của ông trong những lúc buồn thường ra vườn ngồi cho tĩnh tâm. Vượt qua những khoảng trống lộng lẫy ánh trăng, ông đến bên phiến đá đặt dưới gốc một cây nhãn. Trước đây phiến đá hướng thẳng ra ao để ông hưởng chút mát lành của hơi nước. Bây giờ, cái ao mang nỗi đau rỉ máu trong lòng ông. Ông hướng thẳng phiến đá về phía vườn nhà cái Bột. Cái vườn hoang ấy thênh thang và rách rưới, vui mắt một chút là những cây bạch đàn. ồ! Lâu nay, ông vẫn ngắm những thân cây ấy, sao mà nó đẹp! Nó ngời sáng như một tia sữa vọt từ lòng đất vào đêm đen. Như cái đêm nay thì nó vươn trắng, mịn nõn tựa da thịt người... Cây đó mà người đâu? Ông Năm Hạng, bố cái Bột trồng nên hàng cây đó... Con người ấy lùn dính đất, lừ lừ và đen trũi. Ông đã lấy những cây bạch đàn ở vườn ươm hợp tác mang về trồng ở vườn nhà mình. Chủ nhiệm sỉ mắng thậm tệ và tuyên bố đó là tài sản chung, khi nào cây lớn, hợp tác hạ xuống dùng. Uất quá, lão già ốm mà chết.




Bố chết, con bé không còn biết nương tựa vào ai. Mẹ nó như một quả sung rụng, nay ốm, mai đau. Nó đành bỏ cái quyết tâm vào đại học nông nghiệp. May mắn, nó được hợp tác ưu ái đưa vào chân kế toán phụ. Nó hăng sổi, tính toán nhanh, làm giỏi. Người ta có ý bồi dưỡng nó vào chân kế cận. Trong tổ tài vụ hợp tác, có một người khá hào hiệp. Anh ta trắng trẻo, điển trai nếu không có cái chân thọt bắt anh vừa đi vừa "chấm phẩy" xuống đất...




Anh chàng ba con lén vợ, yêu vụng dấu thầm cô kế toán phụ. Bột được anh quan tâm mọi mặt. Cuối cùng thì cô gái hai mươi tuổi đổi một đêm cho gã "chấm phẩy" để được một mảnh vải pho. Hợp tác đùng đùng đổ bễ do một vụ tham nhũng. Chủ nhiệm lao đao. Kế toán trưởng lộ tẩy về kinh tế, Bột chửa hoang. Cô bị đe dọa nghiêm trọng, bị phạt đền khá nặng nếu không bảo vệ uy tín cho ban quản lý. Và thế là Bột rời hợp tác với một tấm thân ô uế, chịu mang tiếng là một con đĩ nơi đầu đình xó chợ... Mọi việc đâu lại vào đấy. Đoàn thanh tra về chỉ là để trấn an dư luận. Chủ nhiệm vẫn vững vàng.




Gã "chấm phẩy" điển trai vẫn cứ vênh vang lên kính gọng vàng chấm phẩy trên mặt đường đầy rác rưởi...




Cho đến một đêm, ồ cái đêm cũng trăng sáng như thế này đây. Dạo ấy trung tá Thung vừa chấm dứt cuộc đời binh nghiệp về quê. Ông ngồi thả câu bên cầu ao sau nhà. Một tiếng hét rợn gáy làm ông sửng sốt. Tiếng lịch huỵch chạy đuổi bên vườn ông Năm Hạng. Hai bóng đen túm được nhau giằng co. Đó là mẹ con bà Năm. Bà rít lên, bổ soài néo con lại. Đứa con gái vọt lên. Mỗi lần bà túm được nó lại bị nó vằng cho ngã khuỵu. Cuối cùng thì đứa con gái lao như một mũi tên đến rệ ao. Một tiếng "tõm" ghê rợn! Bà già bò ra mép nước, chới với đôi tay về phía quầng sáng đang vỡ ra lan rộng.
- Ôi con ơi là con ơi! Thôi thế là mang tội với trời... Đứa con gái xốc bà già lên trong tiếng nấc.
- Con xin mẹ! Đó là đứa con của con nhưng lại là giọt máu của một thằng khốn nạn nhất trần đời này!...
Hai mẹ con người khốn khổ đã về rồi, trung tá Thung còn đứng lặng đầu ủ rũ. Ông cứ nhìn trân trân vào cái khoảng sáng lạnh ở một góc ao.




ở đấy vừa chôn một con người...




Trở về phòng ngủ, ông lảo đảo nằm vật xuống. Ông không thể nói nỗi kinh hoàng này cho bà biết. Nằm một lúc lâu, ông hốt hoảng chạy ra ao. Liệu còn cứu sống được nó không. Đó, cái khoảng nước sáng như một miếng thủy tinh.




Cái ao là một cỗ quan tài, miếng thủy tinh đậy nắp. Ông thấy bức bối, khổ đau.




Làm sao lúc ấy, ông không lội ào xuống? Đã đành rằng vết thương làm một khúc xương ống của ông bị dò không bao giờ lội nước được nữa, nhưng ông đã làm ngơ trước một tai nạn! Tự nhiên ông thấy mình tàn nhẫn.




Sáng ấy, bà đi chợ. Ông gọi thằng Thủy. Nó đang leo cây ổi. Nghe tiếng ông ở mé ao, nó nhảy phốc xuống. Ông chỉ tay xuống một góc ao, nơi gần một bè bương ngâm:
- Con xuống đó mò thử xem nếu thấy một vật gì cũng mang lên cho bố!
Ông vừa dứt lời thì thằng bé đã lao xuống như một con nhái. Nó lặn ngụp, mò mẫm rồi nhô lên vuốt mặt, lau láu:
- Bố ạ! Rõ con chạm vào cái gì trơn trơn choài vào trong bè!




Ông chưa kịp nói gì thì thằng bé đã tụt xuống. Và vĩnh viễn nó xuống thủy cung, không bao giờ trở về với ông bà nữa! Thằng Thủy - đứa con duy nhất của ông, lận đận mãi mới có được nó, mắc vào giữa bè bương. Cái láu táu, dại dột trẻ thơ của nó đã làm ông gây nên một tội ác cuối đời. Ông muốn vớt để chôn đứa bé sơ sinh tội nghiệp kia thì lại giết luôn con mình.




Nỗi đau của ông ngày càng tấy lên da diết cù
ng với nỗi đau người hàng xóm.




Bà Năm Hạng ốm liệt. Bột phải bán cả cái xe đạp rách chạy thuốc cho mẹ, rồi nó phải lặn xuống những thùng sâu đồng vắng mò ốc kiếm sống. Nó mò ốc... chao ôi! Người đâu chả thấy, chỉ thấy cái nón nổi lều bều... Được dịp, người ta bắt đầu nói những chuyện rùng rợn, bao nhiêu là chuyện rùng rợn!




Gương nhỡn tiền ra đấy - người ta bình luận - trời có mắt, trời quả báo cho mà biết. Loại cầm thú còn biết thương con nữa là người. Con đĩ ấy mà chết thì cứ phải leo cầu vồng cho chó ngao nó cắn lòi ruột! Những tiếng rủa sả còn ác độc hơn những mũi tên nhọn. Bây giờ nó mới thấy đau. Nó có tội tình gì. ối trời ơi, đau đớn quá! Có ai giết người như nó không? Trời ơi là trời, nó là người hay là quỷ mà dám làm cái việc man rợ ấy? Sống làm gì nữa? Nào nó muốn thế đâu?




Nó chắp tay lạy thiên hạ trời đất cứu sinh cho nó. Quả là nó oan. Nó cuống cuồng cào cấu. Nỗi đau dồn nén đến cực độ. Liệu nó có làm người được nữa không? Đến khi đắp xong nấm mộ cho mẹ thì Bột làm cả làng kinh dị. Nó đập cửa đùng đùng và cười lên khanh khách. Nó múa, hát, giật tung cúc ngực, xổ tóc, cười khóc, nhảy nhót uốn éo... Trời ơi! Nó thành con điên mất rồi. Cả làng đổ ra đường xem con Bột điên. Trẻ con ném đá, la hét. Các bà khoặm mặt lại. Tụi thanh niên hô hố vỗ tay. Một con điên trẻ! Chao ôi, một đứa con gái điên, tấm thân bà mụ nặn, đôi chồi xuân tròn xoe trên ngực.
Trước con mắt nhớn nhác của mọi người, nó giậm chân xuống đường mà hét:
- Ta là bà chúa cửa hang, bà hoàng cửa bể! Kia kìa cái làng thối gốc trồi rễ, bán cả đình chùa. Một vạn cái đầu lâu hoa cái nằm như ốc kia kìa. Chỗ của các ngài làm việc! Đâu? Chỗ nào?...
Nó thét lác. Nó lồng lộn như ngựa xuống cuối làng. Nó chỉ vào ngôi chùa đổ nát còn có thập điện giữa trống hoắc mà giẫy lên đành đạch: "Đâu? Chỗ nào?" "Chỗ các ngài làm việc?" Nó nói cứ như rắn trong lỗ bò ra. Khiếp vía!... Cái sự âm dương cách biệt, trời phật biết đâu, làm sao nó quái ra thế này?




Từ hôm ấy, làng bắt đầu lâm vào một không khí nghiêm trọng. Các cụ bàn tán. Nhiều người được báo mộng. Bói ra khoa thấy. Việc vỡ lở..." Một vạn cái đầu lâu hoa cái" là khu tập thể hóa mồ mà. Còn chỗ các ngài làm việc thì chả phải nói. Chùa Thượng trước đấy thờ cúng rầng rậc. Hợp tác phá ra làm nhà kho. Đức Phật, xiêm y, cờ quạt... xếp đống, mối mọt hết. Khi có chủ trương chia ruộng khoán, hợp tác co lại, kho tàng không còn nữa, ngôi chùa cổ bị tàn phá mới lộ ra những vẻ thảm hại của nó...




Như một cơ may, chùa làng ráo riết được lập lại. Chả xây kịp thì người ta đắp đất, trát vách. Chưa có ngói, người ta lợp rạ. Hẵng dọn lấy ba gian "mời các ngài về làm việc". Tượng chưa có thì thuê đắp. Tượng thạch cao đắp nhanh lắm. Con cháu lí lém đi xin tượng, có khi còn bê trộm, đánh cắp tượng làng khác! Bát hương cũng tân tiến; bằng nhựa, bằng... cả một cái mũ cối to tổ bố đặt giữa tòa sen!




Vậy mà ngày khánh thành, tế lễ xập xèng cũng rộn rã lắm. Các già lụ khụ lên những chiếc áo dài từ tám đời meo mốc. Họ quỳ lậy, khấn khứa cầu cho phúc lai, tai tống, cầu cho con của thì tươi, con người thì tốt, cầu cho... Choảng!...




Một tiếng đập dữ dội. Các cụ giật mình ngơ ngác. Con điên! Con điên. Nó vừa ném cái đĩa hoa trên Tam Bảo... các cụ lộn ruột. Không lẽ làm thế nào. Nó đã đứng giữa gian chùa mất rồi. Mấy thằng chũm chọe, mấy lão đang gõ đập trống thùm thùm cũng phải ngừng tay len lét nhìn vào hai quả dâu chín sậm trên ngực nó. Mấy lão cung văn đang "ê à ê a" cũng thu chân bó gối. Nó hét lên như xé vải rồi tung cái khăn quay tít như vũ ba lê. Khổ nhất là cái đít của nó cứ ninh ních quay vào cửa Tam Bảo. Một lão chũm chọe lộn máu phát đánh bốp vào mông nó: "Hỗn! Cứ quay đít vào cửa Phật!". Nó quay phắt lại, nhảy vọt lên đậu vào cổ lão chũm chọe dìm xuống: "Phật là ai? Phật là ta kia kìa!..."
Ai dè vừa lúc ấy cái mũ cối bốc hỏa, bát hương cháy đùng đùng. Ba gian chùa lửa loa lóa, khói đặc kịt, tiếng hét của con quỷ nửa người nửa phật làm ai nấy kinh dị. Có người còn nửa tin nửa ngờ nhưng ai nấy sởn gai rợn gáy. Phật về.




Các ngài về...Vậy là những bàn tay, những mái đầu hướng cả về phía con điên lạy lục, xoa xuýt...
"Ngài" kẹp đầu cảnh cáo thằng chũm chọe xong thì nhảy phắt vào chiếu cung văn nhắm mắt, tay hoa, người đảo! Tiền lễ tiền cúng rào rào. Ai cũng len vào tìm chút cơ may, thần phật giáng hạ cõi thế!...




Những mớ tiền xanh đỏ đã nổi cộm trên một chiếc khay lớn, còn cứ chất vào. Đám cung văn bộ phận chiêng trống giúp lễ đảo mắt nhìn khay tiền... Thế là giọng than vãn cầu lạy đồng thanh rộ lên như một dàn hợp xướng.
- Tỏm cắc! Tỏm cắc! Thì thùm! Thì thùm...
Trống nổi lên ròn rã hòa nhịp, khí thế trang trọng, linh thiêng lắm.




Đám lễ cứ thế kéo cho đến khuya, kéo dài ra mấy ngày liền. Tin Phật giáng thế lan truyền. Cả một vùng ùa chảy. Tin còn truyền "ngài" còn chữa được cả tứ chứng nan y. Bệnh đâu, ngài chỉ ngón tay đấy là khỏi. Rồi thì xe máy bâu về như ong vỡ tổ. Con nhang, đệ tử của ngài lúc nhúc về với áo xanh áo đỏ, với khăn chầu áo ngự tím vàng y như mối cánh ra mưa... ngài chỉ việc phán và thu lễ, và ngài phán...




Ai đến, ngài cũng chỉ ngay vào mặt mà đọc vanh vách, mấy bà vợ mấy ông có chức sắc cũng thậm thụt tìm đến. Ngài chỉ vào mặt một bà đang vái lia lịa và run như cầy sấy mà hét: "Con mẹ kia! Mau mau lật đáy cái hòm lên, có ba chữ đại tự ở đấy. Trả ta! Trả ta!... Của nhà mày toàn của bất lương! Lật cái chân móng lên trả ta ba phiến gỗ lim...". Ngài khai suất ra bao nhiêu là tội. Kẻ lỉm dỉm như lão thủ kho, ngài cũng chỉ ra rằng lão lấy cái bát hương đúc đồng to như cái thúng cái đại ở chùa bán cùng với việc lão tuồn hàng chục tấn lúa ra chợ Đại. Sự cứ thế mà bùng lên. Ai bịt được miệng con điên? Ai bịt được miệng quỷ thần? Ngài cứ sưng sưng mà nói ra. Nói ra rả.... Chết nỗi. Hình như có cơ quan về ghi chép những tiếng nói của ngài. Thôi thì sửa lễ hậu, nói lời vàng kêu cầu riêng với ngài cho được kín nhẽ. Thế là những kẻ có tội ở đâu cũng mò về để ngài khai suất cho mà nghe mà sám hối. Họ đến lén lút như những con chuột vào ban đêm, đặt lễ, tay chắp chân quỳ nghe ngài phán. Bao nhiêu tội kinh người cứ được ngài lôi ra tuồn tuột.




Kẻ lừa lọc, thoán đoạt. Kẻ ném bố xuống ao. Kẻ nhốt mẹ vào chuồng trâu. Kẻ thông dâm. Kẻ hiến vợ... Chao ôi, cái mớ tội phạm sao mà nhầy nhụa đến thế? Những tiếng kêu, tiếng đòi kinh thiên, động đến chín tầng mây!...




Ai mà biết được những tội tiềm tàng ấy? Không có con mắt trời phật soi xét thì ai dám vạch ra tất cả như vậy? Chưa ai xét xử nhưng dư luận đã rùng rùng phán quyết. Đã thế người ta phải bắt con điên trừng trị nó. Phải diệt nó bằng tội phạm! Nghe cái tin rùng rợn ấy, một đêm ông Thung vãng ra chùa. Trời ơi! Ông chứng kiến... con điên? Trong tưởng tượng của ông thì đó là một con bé xanh gầy bị tàn phá bởi sự mông muội của trí não. Nhưng không. Nó béo nục.




Có phần rực rỡ. Sao thế này? Ông choáng mắt. Ông vẫn thầm nghĩ: con bé ranh ma giả điên dại để được dịp phun mọi tội lỗi ra ánh sáng. Bây giờ thì ông quả quyết rằng; nó điên thật! Nó vơ đồ lễ ăn như trâu bò nhai cỏ non. Nó cọ đôi bầu vú to vào tường mà hét lên. Nó rùng mình nghiêng ngửa. Vồ cái nọ, vật cái kia. Ôm chòa lấy cái cột nhà mà riết lấy, mà nghiến răng lên kèn kẹt. Cả người nó sưng sỉa, chín mẫm. Mặt vỡ ra bừng bừng, Mắt đổ chao chát. Nó nổ bùng lên từng lúc rồi gục xuống chết rụi, rã rời kều cào man dại...




Ông Thung vẫn ngồi đó, xoay lưng về cái ao rỉ máu, mắt không rời những thân cây bạch đàn tròn nuột, trắng muốt, lay động những mảnh trăng. Bây giờ, ông thấy rã rời thực sự. Ông vô tích sự giữa cái làng rách nát. Ông không cứu nổi một con bé tội tình...




Bỗng mắt ông mờ đi, sầm lại. Bầu trời như một cái lẵng rung rinh, rung rinh...




Ông không còn tin ở mắt mình nữa. Một vòm bạch đàn rung khẽ. Dưới gốc trắng ngời của nó, một tấm thân con gái. Cứ thế cái tấm thân ghì néo, oằn oại lấy cây bạch đàn. Tấm thân bươn lên, tụt xuống, lả lón, vặn vẹo với cái thân cây cho đến khi cúc ngực bung ra, rồi thì cả tấm thân lộ nguyên hình như một con rắn trắng quện chặt lấy cái thân cây cũng trắng. Cái thân cây rung chuyển, vòm lá rũ rã. Tấm thân vẫn néo lấy, vồ vập, cuống quýt cho tới khi đôi tay rời ra, tụt xuống nhũn lịm dưới gốc cây bạch đàn trắng toát, đờ dại như da thịt người dưới ánh trăng về sáng....


- Con hãy ở nhà. Làm cơm ăn xong rồi hãy đi chơi bè bạn. Được không?
- Thưa vâng!
- Có một việc... hạnh phúc của con đấy. ý bố vậy, còn tùy con!
- Vâng!... Bột cúi đầu suy nghĩ rồi đi làm bữa cùng bà Thung...
Ông châm thuốc....




Chính ông không ngờ mình làm được một việc cuối đời. Chà! Con bé... Từ cái đêm
trăng ấy mách bảo ông. Ông phải cất công lên nhà lão chủ trang trại ở Ba Sao tìm đường cứu nó. Lão chủ trại Long Phước trước là cấp dưới của ông mừng quýnh khi gặp lại ông. Một vùng trời đất rộng lớn của lão cứ như một trang trại từ những thế kỷ trước ở châu Âu! Lão thầu hàng chục mẫu đất trồng. Người làm như ong. Cũng toàn loại thất cơ lỡ vận, đầu trộm đuôi cướp. Lão không cưỡi ngựa mà dận xe máy ào ào xuống điều hành công việc ở các xưởng , nơi những chùm lửa hàn tóe ra xanh lét, tiếng động cơ ầm ù, nơi có những khuông nhà đong đầy những bò, dê, gia cầm... Ông thèm cái chỉ tay, cái gật đầu, cái cười ào ào như tung, như phá của lão bạn. Lão tiếp ông bằng tái dê, chả chó, chim quay. Thì ra con người vốn cao quý. Ông thấy óc của thằng bạn là vàng. Và tim nó, một trái tim dào dạt sóng chiều. Khi ông ngỏ ý gửi con bé và những thành tích "bất hảo" của nó, thằng bạn cười rung rinh những đống cơ bắp ụ lên như những quả dưa hấu ngổn ngang, xếp đống trên người nó!
- Được! Nó cần chồng hay cần con. Hả?
- Cần việc!... Sau một giây ngớ ra, ông trả lời một cách vụng về.
Nó - bạn ông lại cười vỡ ra nghiêng ngả:
- Chao ôi! Cụ "cổ đại" rồi đấy! Thời buổi kỹ thuật - công nghệ - la-de-điện tử! Con người, con người muôn năm! Trước đây, tôi cùng ông giải phóng những miền đất, thì giờ, tôi giải phóng những con người. Tôi giải phóng hàng trăm du thủ du thực đẩy nó về đời thực: lao động, hạnh phúc, con - người - hoàn - thiện! Chà chà! Chúng nó bắt đôi như ếch, cưới nhau như tôm tươi, cùng lắm thì cũng tạo hạnh phúc cho nó một đứa con... Đó!
- Thế thì... Ông Thung ngập ngừng: - Đứa cháu tôi, nó đấy, mong ông ném trả lại cho nó cuộc đời con gái là được rồi!
- Bắt tay!...
Lão bắt tay ông nổ đánh bốp như một phát đạn.




Đêm nằm, lão cười nghiêng ngả, kể chuyện dào dạt say sưa. Trung tá già ứa nước mắt. Ông nghĩ đến cái làng của ông. Bạn ông đó, chưa tin là mấy nhưng ông thấy rõ ràng có một luồng gió mới.
Ba tháng sau, Bột về chơi. Nó khóc lặng, mừng tủi. Nó xin nhận làm một đầu con của ông bà. Nó - hoàn thiện như một đứa con gái tân tiến hiện đại với "phăng pho", "cúp kíp", nói chuyện làm ăn cứ sôi lên như lão chủ trang trại.




Nó khoe đang học "nổ", học "nguội". Đêm nó nằm rõ như một con dê bên bà Thung.
Nào ngờ chưa được hai năm nó lại về làng với cái dụng cụ đồ nghề "hàn", "nổ", "nguội"... của nó. Nó bảo nó về hẳn quê lập nghiệp cho cái làng này, cho cái vùng này. Mới ghê!... Nó có cái sổ gáy vàng gấp gấp mở mở. Nó hỏi cái thổ đất vạch vẽ... Cứ như một công trình sư.




Từ hôm nó về, ông bà dấp dính cho nó một đám. Chả ai xa lạ ngoài cậu Mãng. Mới nghe, nó đổ người cười rũ. Nó dúi vừng mặt chín đỏ vào mặt bà thủ thỉ: "Cái ông cõng vợ chạy loạn á, mẹ?". ý nó chê Mãng ít học. Ông bà đành tùy nó.




Đêm ấy, ông bà dọn cơm chờ nó mãi. Tầm nửa đêm, bà lo lắng gọi ông. Ông bà nóng ruột lắm. Ai bảo nó đã có thể thảnh thơi sống giữa cái làng này? Về được mấy hôm, nó đã dùng tông tát vào mặt con trai gã "chấm phẩy" ra ý ghẹo nó. Khuya khoắt thế này, biết tìm nó ở đâu được? Hãy cố chờ nó lát nữa...




Ông ngồi dậy ra vườn. Ông tha thẩn dưới một trời trăng. Trăng sáng lắm. Có tiếng nước xối bên ao, mé vườn ông Năm Hạng. Kìa! Dòng nước như một suối thủy tinh chảy tuột qua một tấm thân ngà ngọc. Mỗi khi dòng thủy tinh óng ả ùa xuống thì cả tấm thân lung linh muôn đốm sáng vọt lên. Bỗng như từ mây lao xuống một thằng người đen trũi quắp lấy tấm thân ấy chạy lên vườn. Hai tấm thân một đen, một trắng vờn nhau quấn quýt. Thằng người ăng - tê bế tấm thân mượt trắng chạy như điên quanh vườn. Chúng lăn giãy huỳnh huỵch như đập đất! Trăng tưới... Trăng vô tư lắm! Chúng hóa thân vào nhau lăn tròn trên vườn cỏ đẫm ánh trăng. Chúng hổn hển. Cái vườn trăng chòng chành. Chúng là ai, ông biết rồi. Bàng hoàng, ông lặng lẽ kéo bà ra vườn. Ông bà lặng nhìn sóng đen lướt trên sóng trắng giữa tấm thảm nhung ngời ngợi ánh trời...
Bỗng nhiên, bà gục mặt vào vai ông lả nhũn đi thì thào:
- Hèn nào chiều nay, tôi thấy thằng Mãng ra công xát trắng cái bộ răng vàng khè của nó.
Ông run lên sung sướng. Nỗi sung sướng thánh thiện làm ứa đôi giọt nước mắt lăn xuống gò má khô.
ồ lạ chưa? Bà Thung... Đôi bạn già tự nhiên cứ néo vào nhau, ấp dìu nhau ngã dúi dụi mấy lần mới vào được đến cửa.

1263

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

May rủi thôi



Một người đàn ông phóng xe rất nhanh trên đường, và bị cảnh sát giữ lại. Sau khi ký vào biên bản nộp phạt, ông ta hỏi cảnh sát:

- Thật là không công bằng. Nhiều xe khác cũng chạy nhanh như tôi, sao chỉ có mình tôi bị phạt?

- Có bao giờ ông đi câu không? - cảnh sát hỏi.

- Có... thì sao?

- Có bao giờ ông câu được tất cả cá không? - Cảnh sát tiếp tục.



o O o


Vẫn lời

- Cô đã vượt đèn đỏ. Mời cô ký vào biên bản!

- Dạ, phạt nhiêu vậy anh?

- 50.000 đồng.

- Ôi, vậy là em lời rồi! Tụi bạn thách nếu em dám vượt đèn đỏ, tụi nó sẽ thua em 100.000 đồng!2492

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

Thà yêu còn hơn!



Cô vợ trẻ đi làm về trễ, quần áo xộc xệch, hớn hở báo với chồng:
- Thoát rồi anh ạ! Trên đường về nhà em gặp một tên vô lại. Nó gí dao vào cổ em và bảo: "Yêu thì tha, chống lại thì chết!"
- Trời ơi! Rồi sao?
- Em... xin tha ạ!
- !?
1424

Bí ẩn của tình yêu



Cuối cùng, cô ấy bằng lòng lấy tôi. Người phụ nữ đã ly dị chồng, lớn hơn tôi sáu tuổi. Người mà cách đây gần ba năm tôi phải luôn luôn khúm núm gọi bằng chị, xưng em ngọt xớt, người đã từng và đang là bà chủ của tôi.

Nàng tên là Hậu. Ở tuổi ba mươi hai, dung nhan của nàng chẳng có gì đặc sắc. Gò má cao, miệng hơi rộng, khuôn mặt khắc khổ và từng trải. “Co người” thì được, nhất là khi nàng mặc váy. Nàng đặc biệt ít nói, ít biểu lộ cảm xúc với người đang nói chuyện. Chuyện nàng phất lên trong làm ăn, đứng đầu một xí nghiệp tư nhân xuất khẩu thuỷ sản ở thành phố này nghe nói là chuyện tình cờ. Nàng đã từ chối theo ba má sang định cư ở nước khác chỉ vì nàng rất yêu chồng mình. Thế mà thằng chồng phản bội, đi với người khác. Nàng hận lắm, cuối cùng phải làm đơn ly dị, tự đặt dấu chấm hết cho tình yêu của mình, hùn vốn làm ăn với người bà con. Nàng chịu khó tảo tần. Rồi đến lúc nước nhà mở cửa, nàng phất lên như diều gặp gió.

Đang thất nghiệp dài dài, nghe xí nghiệp của nàng thông báo tuyển công nhân, tôi đăng tên. Lời thông báo trên tivi hấp dẫn lắm: "Lương cơ bản bốn trăm ngàn, kèm theo một bữa ăn trưa…". Còn gì hơn đối với tôi lúc ấy nữa. Sau khi học xong lớp mười hai, thi trượt đại học, tôi nản chí với con đường công danh sự nghiệp, thử vận may kiếm sống không biết bao nhiêu công việc: xích lô, ba gác, phụ nề, chặt cây. Nghề nào cũng chỉ được năm bảy bữa. Người ta bảo có chí thì nên. Chí của tôi cứ nhũn ra, không bền được.

Ngày đầu tiên trước đám đông công nhân mới tuyển, mặt nàng lạnh tanh, giọng nói từ hai hàm răng khít khìn rịt nghe chua và nghiêm:

-… Ở đây ngày làm việc tám giờ. Khi làm phải mang theo bảo hộ lao động. Tuân thủ mọi chỉ đạo của người hướng dẫn. Hưởng lương theo sản phẩm. Làm là làm, chơi là chơi…!

Tôi đứng cúi mặt, người nóng bừng, tai ù lên sau đó không nghe được nàng nói gì nữa. Cái tự ái của thằng đàn ông dâng lên trong người tôi. Tôi thấy ớn lạnh. Thôi, cứ làm thử ít bữa xem sao, khó gặm lại tếch, lo gì!

Được chừng tuần lễ, tôi muốn bỏ việc. Buổi sáng đứng trên chiếc bàn đá, mặc áo quần bảo hộ lao động, chiếc tạp dề nilon lủng lẳng trước bụng, tay đeo găng cao su mỏng sục vào chậu cá ướp lạnh buốt đến thấu xương. Giải lao giữa giờ mười lăm phút rồi lại đứng rũ gối cho đến mười một giờ mới được nghỉ tay ăn cơm. Chiều một rưỡi đứng tiếp đến năm giờ. Vẫn những con mực lột vỏ, bóc yếm, vứt ruột, vứt đầu chỉ lấy thân, cân đủ trọng lượng rồi cho vào bao bì, quẳng lên băng chuyền đưa sang bộ phận khác. Liền tay, liền tay không khi nào nghỉ. Lương trả theo sản phẩm. Ai cũng chúi mũi vào làm như ma đuổi sau lưng. Kiểu bóc lột ấy chỉ tư bản mới có.

Tạm ứng được trăm bạc của tuần lễ đầu, tôi rủ mấy thằng bạn thân nhậu lai rai, nhân thể hỏi xem có đứa nào có công việc gì khá hơn không. Bốn thằng bạn hồi học phổ thông với tôi là năm bên xị rượu đế và đĩa thịt vịt, tôi tợp một hớp rượu rồi vào chuyện:

- Nói thiệt với tụi bay, tao ớn tận cổ. Nó bóc lột tận xương tận tuỷ. Làm gì phải cho người ta nghỉ ngơi với chứ. Tao tếch, không làm nữa. Lương bạc triệu cũng đếch cần.

- Tụi tao cũng không có việc, chơi dài dài - một thằng bạn tiếp lời. Thằng này cứ như ông cụ non, khi nào cũng dạy đời - chớ có đứng núi này trông núi nọ. Mày phải ráng làm thêm vài tháng nữa. Bây giờ công chuyện làm ăn đâu cũng khó.

Một thằng khác khà một hơi rượu trăm phần trăm, đặt chiếc ly đánh bốp lên bàn, nhai trệu trạo miếng thịt vịt trong miệng nói xen vào:

- Thằng giám đốc sao. Coi có ngon không ?

- Con mẹ giám đốc mới chết chứ! - Tôi buột miệng.

- Thôi, mày bỏ đi cho tao. Nấp gấu váy đàn bà nhục lắm, con ạ! Bỏ đi!

- Ừ, tao cũng đang tính bỏ. Nhưng tụi mày phải kiếm cho tao việc khác.

Cả bọn im lặng trố mắt nhìn nhau rồi lảng sang chuyện khác. Tôi biết hỏng chuyện, không dám rời công việc ở nơi làm mới. Bấm bụng làm cho đủ tháng. Chiều thứ bảy cuối tuần, cô thư ký của mụ giám đốc (lúc ấy tôi căm ghét nàng, coi nàng là người bóc lột, tụi công nhân sau lưng đều gọi nàng là mụ) gọi tôi lên. Tôi tưởng có chuyện gì, vừa thay áo vừa lo. Trên đường đi đến phòng giám đốc, tim tôi đập thình thịch, áo đẫm mồ hôi. Cửa phòng giám đốc khép hờ, tôi gõ cửa bước vào với tâm trạng lo lắng. Tôi khúm núm:

- Dạ, chị cho gọi em?

Nàng mỉm cười (lần đầu tiên tôi thấy nàng cười), kéo ghế mời tôi ngồi rồi trao cho tôi chiếc phong bì:

- Lương của anh tháng này được bảy trăm năm mươi ngàn. Anh là một trong những người có năng suất cao nhất xí nghiệp. Tôi quyết định thưởng thêm cho anh một trăm ngàn đồng nữa.

Tôi từ trạng thái lo lắng chuyển sang trạng thái vui mừng. Tai tôi chín dừ, mặt nóng bừng lên. Tôi không dám nhìn vào mặt nàng cũng không dám đưa tay đón chiếc phong bì. Tôi ngồi nghệt như phỗng. Nàng quay đi giấu một nụ cười kín đáo rồi quay lại bảo tôi, vẫn giọng bà chủ:

- Thôi anh về. Tháng sau nhớ làm cho tốt.

Tôi biếu má tôi hai trăm ngàn còn lại rủ mấy thằng bạn đi nhậu. Chiều nào cũng nhậu. Nhậu tới khuya, tới lúc cả đám say mèm. Tôi cũng say, có hôm nôn thốc nôn tháo, một hai giờ sáng mới về tới nhà. Sáu giờ má tôi thức dậy. Uể oải đạp xe đi làm, người mỏi nhừ như vừa qua trận ốm, tôi không thiết tha gì đến công việc. Tháng đó tôi đi chậm bảy buổi, năng suất kém nhất xí nghiệp. Nàng gọi tôi lên, vẻ mặt lạnh lùng, giọng chì chiết:

- Tôi thất vọng vì anh. Tháng này anh đi chậm bảy buổi, năng suất thấp. Lương anh tháng này được bốn trăm ngàn. Tôi phạt anh một trăm ngàn vì không chấp hành đúng giờ giấc của xí nghiệp.

Tôi cúi gập mặt, ngượng thiếu nước độn thổ. Không biết nàng có nhìn tôi không, hay thái độ có chút ân hận của tôi làm nàng động lòng, giọng nàng đột nhiên hạ xuống:

- Nhưng anh là công nhân mới tuyển, tôi tạm thời bỏ cái lệ phạt cho anh.

Tôi cầm phong bì tiền lương trong tay, cảm thấy nhục nhã không sao tả được. Tôi căm giận cái thói vừa đánh vừa xoa của nàng, toan vứt chiếc phong bì ra về. Đầu óc quay cuồng, tôi bặm môi cố nén cơn giận đang dâng trào. Nàng vẫn lạnh tanh ngồi bên bàn viết. Thật đáng nguyền rủa, tôi đã tự nộp mình cho nàng với đồng lương còm cõi và những lời hứa ngon ngọt để hôm nay nàng hạ nhục tôi. Tôi như phát điên lên, muốn bỏ ngay xí nghiệp và không thèm nhìn mặt mụ chủ ác nghiệt kia lần nữa. Nhưng nàng bước đến bên, dịu dàng cười vỗ vai tôi rất thân mật:

- Cũng lỗi tại anh nữa!

Nói xong, nàng vẫn cười. Tôi c209

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2009

Sân quạ



Ở Phong Lưu, Cạnh Đền có một sân chim, mỗi lần người ta bắt hàng vạn con còng cọc, cò long bong, cò quắm, vạc, diệc mốc... chở ra chợ bán. Sau hậu đất tui thì có "sân quạ", chuyện mới lạ đời!

Số là mùa hạn năm đó, nắng khô hết đìa bàu. ao vũng xứ này. Trâu bò phải đi kiếm nước uống ở những cái giếng giữa đồng xa.

Tui có bầy trâu tất cả là tám con. Nhưng chiều bữa đó, chúng đi ăn về lại lạc mất con đực pháo. Sau đó mấy tháng lăng xăng chạy kiếm đủ chỗ, tui mới gặp nó đứng chổng khu uống nước ở một cái giếng trong đầu ngàn hậu đất.

Gần đi tới, tui thấy con đực pháo rùng mình lúc lắc, mặc dù bốn cái chân nó còn lún sâu dưới thềm đìa. Tới thêm chút nữa, tui thấy con trâu như nghe được tiếng động, nó cựa mình vùng lên. Gần lại nữa, tui thấy nó run run, giật giật. Lấy làm lạ, tui đi gần lại xem. Con trâu làm như hoảng hồn, lúc lắc nhổ bốn cái chân lên, nhưng bốn chân nó ngay đơ không làm sao nhúc nhích được. Con trâu lại cất tiếng kêu "ọa ọa". Rồi nó trân mình đứng dựng tại chỗ, run rẩy. Thấy đít con trâu lủng một lỗ, tui vội quơ nùi rơm nhét nó lại, rồi đưa tay với sợi dây định dẫn nó về. Nhưng con trâu cố giãy giụa, mà vẫn đứng tại chỗ. Cuối cùng tui phải về, kêu bả ra lôi tiếp con trâu về nhà.

Sau đó, tui với bả bàn mài dao xẻ con trâu. Nào ngờ phèo phổi, ruột gan, thịt thà bên trong con trâu đều bị lũ quạ khoét đít chui vô hồi nào mà ăn sạch trọi. Tui với bả bắt ra được ba trăm hai mươi sáu con quạ vừa lớn vừa nhỏ. Hông tin hả? Hỏi bả thử coi!1202

A Lưu



Cái Cười Của Thánh Nhân
Tác giả: Nguyễn Duy Cần

A Lưu


Lưu là tên tiểu đồng ông Chu Nguyên Tố. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà Chu Nguyên Tố nuôi nó suốt đời.

Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi, lẩm bẩm: "Ông quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì!"

Khi ông đi vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. Người ấy gầy và lắm râu. Người ấy xinh đẹp. Người ấy tuổi cao và chống gậy". Đến lúc đó nó liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.

Trong nhà có chứa một ít đồà cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó bày ra cho xem.

Lúc khách về, nó lẻn đến gõ các thứ ấy mà nói: "Những thứ này có khi bằng đồng, mà sao nó đen sì như thế?" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.

Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc, để chữa lại. Nó cầm búa, cưa, đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chĩa lên cả, không có cành nào chúc xuống đất". Cả nhà đều cười.

Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giùm. Đến lúc nó vào ăn cơm, nó nhổ cả cây lên và cất đi một chỗ.

Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng cười như thế cả.

Ông Chu Nguyên Tố là người viết chữ chân tốt, mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ. Thấy A Lưu, hỏi đùa: "Mầy vẽ được không?". A Lưu đáp: "Khó gì mà không được!" Ông bảo vẻ, A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả. Từ bấy giờ, ông dùng đến A Lưu luôn, không lúc nào rời.

Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.

Lời bàn:

Câu chuyện dường như cố ý nêu lên những cái ngây ngô đờ đẫn... để rồi đưa ra một nhận xét bất ngờ của Hàn Tín dụng quân: "Dụng nhân như dụng mộc". Trong trời đất, không vật nào là vật bỏ, chỉ vì ta không biết dùng do thành kiến mà phí uổng không biết bao nhiêu là nhân tài của đất nước

Nhưng có A Lưu, cũng phải có Chu Nguyên Tố, có Hàn Tín phải có Trương Lương.
569

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

Chợ Tình






Hai bà cháu ở trong căn nhà nhỏ. Mái lợp gianh, tường đắp bằng đất, bốn bề trồng đầy rau và cỏ dạị Ngôi nhà nằm lặng lẽ trên đồi cao bốn mùa phủ sương và mưa gió. Từ ô cửa treo tấm màn màu cháo lòng nhìn ra một Sapa tỉnh lẻ buồn và lạnh giá, ngày ngày bà đứng chờ đứa con gái về.

Cái ngày đó cách đây đã lâu lắm rồị
Trong ký ức của bà mọi thứ trở nên nhạt dần, nhưng riêng ngày đó thì bà nhớ mãị Con gái bà sửa soạn quần áo cho vào cái vali màu nâu đỏ đã sờn hết góc, thỉnh thoảng lại ngơ ngẩn khóc. Bà ôm đứa cháu ngoại vào lòng hỏi khẽ: "Bây giờ con đi đâủ". Con gái ngượng cười: "Mẹ nuôi cháu giúp con, chừng nào tìm được chồng con, con về". Bà âm thầm nhìn con, đau từng khúc ruột. Nhưng bà không biết nói gì, cũng không biết điều đó đúng hay saị Đầu óc bà đặc lạị Bà chép miệng: "Con định đi đâủ". Chưa kịp trả lời, nó đã đi ra tới cửạ Nó đi xuống đồi, lưng áo ka-ki bạc phếch, ba lô con cóc đeo lủng lẳng trên tấm lưng gầỵ Nó trở nên lạc lõng giữa bốn bề phủ rau xanh và những vồng cải vàng rực. Bà gọi với theo "Nhớ về con nhé" và chợt giật thót mình khi nhận ra lời nhắn nhủ rơi lọt thỏm vào không khí, khi sương mù ùm lên lấp kín bưng.

Bà quay vào nhà nhìn cháu ngoại đang khóc ngằn ngặt đòi mẹ, cay đắng "À... ơi... Gió đưa cây cải về trời... À... à... rau răm ở lại chịu đời đắng caỵ..". Bà rơm rớm nước mắt: "Cha bố mày, mẹ mày bỏ đi theo giai rồị Chỉ còn hai bà cháu mình với nhau thôị Ngoan nhé bà thương. Chừ làm thân con gái cực khổ trăm đường con ơi". Bà lại tẩn mẩn nghĩ, không biết con gái bà định đi đâụ Thành phố biết bao nhiêu là cám dỗ. Chiến tranh biết bao nhiêu là đau thương. Thằng bố của đứa bé này, nghĩ dại,có khi đã mồ yên mả đẹp ở một nơi nào đó rồị Biết đi đâu mà tìm.

Con gái bà biệt tăm. Thời gian vẫn đều đặn trôi qua trên tuổi già của bà, ngày một nhanh hơn. Dưới chân đồi ngườt ta xây những ngôi biệt thự sang trọng, trồng thêm nhiều thông và hoa tầm xuân, đóng thêm nhiều cọc gỗ treo biển nhà cho thuê, quán ăn, khách sạn. Bà ít xuống chợ dần, chỉ ở nhà lo chăm bón rau cho con cháu mang xuống chợ bán.

Buổi chiều cháu gái về nhà, quẳng phịch cái gùi vào góc bếp phụng phịu: "Sao người ta gọi cháu là con hoang?". Bà thót người, vội kéo cháu ngồi sát bên bếp lửa vỗ về: "Bậy nào! Cháu có cha, có mẹ. Cháu mới gọi bà là bà được chứ". Cháu gái nghi ngờ: "Thế mẹ đâủ bố đâủ". Bà đưa đôi mắt đục lờ nhìn xa xăm: "Họ xuống xuôi làm giàu rồị Chừng nào giàu họ lên đón cháu về". Bà lại thầm nghĩ: "Nhưng mà bây giờ chúng nó ở đâủ", tay cầm que cời than run bần bật. Cháu gái xoa đôi má hồng, hít hà: "Ngoài trời lạnh quá bà à?". Bà nghểnh tai nghẹ Gió thổi rít từng hồi qua mái gianh, qua những góc đàọ Một lúc mưa rơi lộp bộp, nặng dần như ai ném đá ngoài sân. Cháu gái bảo: "Mưa đá. Mai trời nắng lắm đây". Ừ, - Bà lo âu- nhưng hỏng rau với đào hết". Cháu gái hỏi: "Dưới phố thế nào hả bà?". Bà im lặng một lúc. Bà nhớ hồi còn con gái, ông chở bà đi khắp Hà Nội trên chiếc xe đạp cổ lỗ. Những phố nhỏ cũ kỹ và yên tĩnh. Sau này bà đưa con gái xuống xuôi, mua hàng. Phố xá đã thêm nhiều đèn xe và lọc lừa, và nhiều chia cách. Bà lầm bầm: "Có gì đâu chỉ toàn người với xẹ Buồn lắm cháu ạ! Bà cháu mình ở thế này là sướng nhất". Bà quay lại thấy cháu gái đã ngoẹo đầu ngủ, mắt khép dài, hai khóe miệng nhếch lên nụ cười ngây thơ còn đọng đầy nước mắt. Bà lau mặt cho cháu, khe khẽ thở dàị Ngoài trời mưa đã tạnh. Tiếng côn trùng râm ran sau những luống cây buồn nẫu cả lòng.

Ông trưởng khu đi vòng quanh nhà, chỉ cái này, bảo cái nọ rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế đẩu kê bên cái bàn gỗ mục thấp lè tè, tợp một cụm lớn nước chè. "Chuyện là thế này bà ạ - Ông căng người, kín đáo quan sát nét mặt của bà - Nước chè của bà ngon quá. Tôi muốn nói cái gì nhỉ? À, thế nàỵ Có vài đứa sinh viên ở xuôi lên đây thực tập để vẽ vời gì ấy mà. Tôi thấy nhà bà rộng lại neo người - Ông ồ ề, cố gắng làm cho ra vẻ quan trọng. Cặp kính lão tụt lên tụt xuống trên chóp mũi - Nên tôi bố trí trước. Không biết ý bà thế nàỏ". Bà thở phàọ Gớm cái ông này cứ làm bà thon thót cả ngườị Tưởng chuyện gì, chứ cái chuyện ở nhờ của bọn trẻ càng làm bà vui thêm chứ saọ Cháu gái của bà lại có dịp quen biết người tạ Nhưng bà vẫn thấy hơi tưng tức. Vì ông trưởng khu đặt bà vào chuyện đã rồi, hệt như ông chồng bà ngày xưa và con gái bà, toàn đẩy bà vào chỗ yếm thế. Cả đời, hình như chẳng có gì là của bà, là do bà quyết định cả. Bà nói mát: "Sao không báo tôi trước - Rồi nhỏ nhẹ - Để tôi chuẩn bị". Ông cười hề hề, những mụn trứng cá trên mặt từng lúc lại đỏ tấy lên vì lạnh.

Khoảng hai ba giờ chiều, sương mù loãng ra đã ùn ùn đổ tới một lớp dày đặc khác. Cháu gái đi chợ về kéo theo hai đưá con trai và một đứa con gái rất xinh với lủng củng bao nhiêu túi xách. Ngôi nhà nhỏ bé căng nứt những tiếng ồn ào và gió lạnh từ ngoài tràn vàọ Chúng nó vây lấy bà. Cậu bé đeo cặp kính cận xề xệ trên chóp mũi, bảo: "Bà cho chúng cháu ở nhờ nhá". Bà hiền lành: "Tôi chỉ sợ các cô cậu chê nhà xấu". Chúng nó cườị Đứa con gái bảo: "Con là Linh, kia là Hiền, còn anh đeo kính trắng là Danh". Linh nhìn ngó một lúc, rồi bảo: "Bà ngồi chỗ này, tư thế này đẹp quá, để chúng con vẽ chân dung bà". Chúng nó mở túi lấy giấy, lấy màu bày khắp ra nhà. Bà ngồi ngượng ngịu, tay đặt lên đùi run run. Cháu gái đi vòng quanh nhà, lâu lâu ghé con mắt qua xuýt xoa: "Bà đẹp quá, giống quá". Bà nhìn chúng nó thấy tủi thân cho cháu gáị Lớn bằng này mà chưa ra khỏi Sapa, ngờ nghệch đến tội nghiệp. Lớn bằng này mà chưa biết tí gì về cuộc sống cả.

Cháu gái dắt mấy đứa nhỏ đi vẽ suốt ngàỵ Một mình bà lại ra vào thui thủị Buổi sớm bà vẫn ra đứng ở cửa, nhìn xuống chân đồi đầy thông và cỏ dại, đợi con gái về. Bà nghĩ là mình đã không còn khóc được nữạ

Được khoảng hai tuần, chúng nó than nhớ nhà. Linh cầm một xấp thư ra đọc. Cháu gái mon men lại gần: "Thư ai nhiều thế chị Linh?". Linh tự hào: "Đây là thư mẹ, đây là thư bố. Còn đây là thư bồ". Mặt cháu gái thẫn rạ Nó bảo: "Em chưa bao giờ nhận được thư ai cả". Danh cười, không biết đùa hay thật: "Thế thì lúc nào về, anh sẽ viết thư cho em. Muốn thế nàỏ Tuần một cái hay nhiều hơn?" Hiền tủm tỉm: "Đừng tin nó, thằng này xạo lắm". Cháu gái cười mơ màng. Tưởng tượng một ngày kia cũng được cầm một xấp thư như Linh bây giờ. Tối thứ bảy cuối, Danh đi chơi với cháu gái khuya
mới về. Bà nằm ngủ lơ mơ trong buồng, nghe tiếng kẹt cửa đã tỉnh ngủ hẳn. Cháu gái chui vào chăn, áp khuôn mặt lạnh ngắt vào người bà. Bà khẽ giật mình: "Cha mày, đi đâu về khuya thế con?" Cháu gái mơ màng: "Trời đẹp lắm bà ạ! Đêm nay rằm, có trăng. Chúng con xuống chợ tình xem người Dao kéo nhau, rồi đi dạo khắp nơi". Cháu gái thật thà: "Anh ấy hôn con và bảo yêu con. Liệu có tin được không bà?". Bà khẽ thở dài: "Coi chừng con ạ!". Bà định nói thêm mấy câu, đã nghe tiếng ngấy nhè nhẹ của cháu gáị Từng làn hơi phả vào gáy bà, ấm sực. Bà lồm cồm ngồi dậy, vạch cửa nhìn ra ngoàị Trăng rọi sáng lạnh, xanh như miếng thép bạc vào phòng. Không ngủ được, bà ngồi nghĩ ngợi lung tung. Thấy tội thân bà, thân con gái bà, bây giờ đến lượt đứa cháu gáị Cả đời khổ vì tình, lụy vì tình. Xa xôi cách trở thế, dần rồi cũng nhạt cả thôị Xem cung cách của thằng Danh, chẳng có gì ràng buộc nó được.

Hai ngày sau đám sinh viên trở về Hà Nộị Danh tặng lại cháu gái bức ký họa vẽ chân dung cô đầy vẻ đắm đuối bằng màu nước, ngồi bên con đường mòn phủ đầy cỏ dại, mắt môi rạng rỡ. Cháu gái lặng lẽ đóng khung, treo trang trọng trên đầu giường. Ngày ngày xuống chợ bán rau, cô ta ghé qua bưu điện, nhìn người nhân viên to béo soạn thư từ chiếc thùng màu vàng nhạt và chờ đợi ông ta gọi tên mình. Nhưng không có gì ngoài cái nhúng vai thất vọng và nụ cười thương hại của người đàn ông đáng mến đó. Cháu gái lủi thủi về nhà, nhìn bức chân dung lại ngẩn ngơ khóc.

Cháu gái biếng ăn biếng ngủ. Đêm lại giật mình thon thót, mồ hôi vã ra đầm đìạ Trong người cô có gì cứ cuồn cuộn lên, rồi sôi chảy đầy êm ả, ngọt ngàọ Hệt như đêm nào cô nằm trong vòng tay Danh. Bà tội nghiệp: "Nó có hứa hẹn gì với cháu không?" Cháu gái trả lời: "Không, nhưng anh ấy bảo cháu là vợ của anh ấy". Bà sụp xuống, đầu óc quay cuồng. Linh tính nhắc nhở bà những chuyện đau lòng. Bà hỏi: "Tháng này cháu có kinh chưả" Cháu gái lắc đầu: "Chưa, nhưng sao hả bà?". Bà rũ xuống, đau đớn nghĩ đấy là lỗi tại bà. Bà nuôi nó mà không dạy nó. Cũng chưa một lần kể về cha mẹ nó cho nó nghẹ Những người lớn đã sinh ra nó rồi bỏ đị Thật ra quá khứ dù tồi tệ đến mấy cũng là kinh nghiệm qúi báụ Nhưng bà không nghĩ ra điều ấỵ Bà đã muộn trong mọi việc. Bà nức nở: "Tội nghiệp cháu tôi". Rồi đùng đùng bỏ vào giường.

Bà ốm nặng. Đến ngày thứ ba bà mới gượng dậy, húp được ít nước cháụ Cháu gái ngồi bên cạnh, bóp nhẹ tấm lưng gầy của bà: "Bà ạ, có lẽ con phải xuống xuôi tìm anh ấy". Bà thảng thốt: "Con biết đi đâu mà tìm. Mẹ con ngày xưa đã bỏ bà đi như thế". Bà kể lể sự thật bà đã giấu diếm suốt mười tám năm trời, mong giữ chân cháu gái lạị Nhưng mọi thứ trôi tuột quạ Cháu gái vẫn nhất định im lặng. Cô nghĩ đến Hà Nội, đến Danh, đến đứa bé và hạnh phúc. Con cô cần có bố. Cô không thể bỏ rơi nó được. Và cô cần có Danh. Cô đứng dậy: "Chừng nào bà khỏi bệnh, con sẽ đi tìm anh ấy". Mặt cô tái xanh và cương quyết.

Hôm cô gái đi trời mưa tầm tã, trôi mất vài luống rau xà lách. Đường đi quệt thành bùn đặc quánh. Được một lúc mưa tạnh, mây mù kéo lên dày đặc. Mới một vài bước đã không còn thấy cháu gái đâu nữạ Tất cả trắng xóa, mịt mùng.

Bà đứng tựa vào cánh cửa gỗ mốc xỉnh và lạnh giá. Hai tay thu vào chiếc áo bông trấn thủ lỗ chỗ vệt gián nhấm. Bà nghĩ mình không thể nào khóc được nữa nhưng nước mắt chảy ra nhòe nhoẹt. Bà bấm đốt ngón tay, lẩm bẩm: "Chừng hai năm nữa, chúng nó sẽ về".

Một làn gió lạnh thổi quạ Trong mắt bà sương mù đang tan dần dưới chân đồị

1094

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2009

Biển Đời Muôn Thuở



Biển buổi sớm yên tĩnh như thể chưa muốn vươn dậy để đón chào ánh nắng mai rực rỡ đang trải một tấm lụa kim tuyến khắp không gian mênh mông, soi chiếu xuống tận bề sâu thăm thẳm của đáy nước. Thỉnh thoảng mới có một gợn sóng nhỏ phả vào bờ nhưng không gây được một âm thanh nào đáng kể. Sóng vỗ như vỗ lấy lệ và biển hãy còn ngơi nghỉ.

Nhưng, trên bãi cát ướt keo sơn với biển cả chạy dài từ góc trời này đến góc trời kia, bao nhiêu sinh vật li ti đang múa nhảy, đang trườn tới, đang nỗ lực chống lại sự cuốn hút của biển hoặc đang tự thả trôi đời mình cho sự đẩy xô của sóng nước vô tận.

Con ốc xoay mình theo cơn sóng nhỏ, lăn lóc và cạ cái vỏ cứng của nó trên nền cát lạnh sắc. Sự cọ xát này có vẻ như không gây tác động nào vào linh hồn bé nhỏ của nó nhưng ít ra cũng nói lên được ý nghĩa rằng cái vỏ ốc đủ cứng, đủ kín đáo để vây bọc và che chở nó trong một thế giới riêng biệt, an ổn và thầm lặng. Tuy nhiên, cũng chính từ trong cái thế giới bưng bít kia, nó lắng nghe được một nỗi niềm gì đó như là một sự thúc bách, một sự mời gọi, một sự lôi cuốn đầy khích lệ của những mới lạ từ thế giới bên ngoài. Nó không thể chịu đựng nổi sự khép kín vĩnh viễn của cặp vỏ dù rằng đó là cách duy nhất để tự vệ và được an ổn. Nhưng cũng chính từ sự an ổn đó, cảm giác trơ trọi trống vắng cũng cùng hiện hữu. Vì thế, nó hé mở cặp vỏ: ánh sáng, nước và bụi cát lùa vào. Đau rát, ê ẩm. Nó phải chống lại và chịu đựng tất cả những thứ ấy để xông xáo tìm hiểu thế giới bên ngoài và mặt khác, sự phóng ngoại này cũng là cách để trốn chạy niềm cô đơn man rợ tự bên trong. Đau khổ, đau khổ. Thế giới bên ngoài chỉ tạo nên những đau khổ. Nó cảm nhận được điều đó rất sớm, ngay tự phút đầu của chặng đường tìm kiếm, nhưng nó vẫn hy vọng sẽ bắt gặp được một cái gì khác hơn, mới lạ hơn, một cái gì đó mà nó chưa hiểu. Cái đó sẽ mang lại cho nó hạnh phúc, cái đó sẽ vĩnh viễn xóa lấp đi nỗi buồn trơ trụi của nó. Nó tin như vậy và nó đi tìm. Nó lên đường chạy theo tiếng gọi mơ hồ bí ẩn kia. Nó vượt qua bao thử thách, bao khó khăn và khốn khổ. Và cuối cùng, nó tìm thấy một con ốc khác. Một con ốc đồng loại nhưng khác giới tính. Hai con ốc cô đơn tìm thấy nhau. Bàng hoàng, rung động. Chúng lập tức nghe được trong nhau thứ ngôn ngữ của yêu thương và chúng quyện lấy nhau, gắn bó với nhau trong khoảnh khắc phù du nhưng đầy lạc thú, bỏ quên thế giới biến động vây quanh. Biển, cát, ánh sáng lòa chói, không là gì cả. Chỉ có hai tâm hồn, hai thể xác thể nhập trong nhau trong một giao cảm tuyệt vời. Nhưng sau cái khoảnh khắc cực kỳ thỏa mãn kia, chúng bỗng nhận chân rằng sự nỗ lực hướng ngoại của chúng để chạy trốn cô đơn chỉ làm tê buốt và lạnh giá thêm nỗi hiu quạnh ngàn đời của chúng mà thôi.

“Ngà ơi, có bao giờ em cảm nhận được điều đó không?”

“Có. Đã có lần anh hỏi vì sao em buồn. Em chẳng biết trả lời sao. Em chỉ thấy buồn, buồn kinh khiếp lắm mà không hiểu gì cả. Em không muốn nhìn nhận nó, không muốn tìm hiểu nó, không dám đối diện với nó. Nó như là một khoảng không, hay một vực thẳm sâu hút... Em chỉ biết có anh, tin vào anh và trao hết thương yêu cho anh để mà xua đuổi nó. Là nó đó, có lẽ. Em chẳng hiểu vì sao.”

“Là bởi chúng ta cố gắng đi tìm sự đồng nhất. Chúng ta không muốn mãi mãi là một cá thể bị cô lập. Nhưng chính cái khuynh hướng “đi tìm” đã là một tiền đề đầy mâu thuẫn rồi. Anh đi tìm em có nghĩa rằng anh đã và sẽ chẳng bao giờ là em cả; cũng vậy, em đi tìm anh, em cũng chẳng bao giờ là anh cả. Thì làm sao có sự đồng nhất! Cuối cùng, anh vẫn là anh, em vẫn là em. Chúng ta chỉ gượng gạo chấp nhận nhau để mà lãng quên nỗi cô đơn của chúng ta mà thôi.”

“Anh đừng nói nữa.”

Chương ôm lấy Ngà. Nàng nép gọn vào lòng chàng như muốn tìm một chỗ nương tựa. Chương hỏi nhỏ:

“Em sợ à?”

“Vâng, em sợ. Đừng nghĩ đến nó được không anh?”

Chương bật cười:

“Đừng nghĩ. Điều này chứng tỏ rằng em công nhận có nó, phải không?”

“Em không biết... nhưng nếu chúng ta đào sâu về nó... có ngày chúng ta sẽ chán nhau, phải không anh? Em không muốn vậy. Em có thể chịu đựng được một nỗi buồn vu vơ thỉnh thoảng mới xâm chiếm lòng mình chứ không thể tưởng tượng nổi là sẽ có một cuộc chia xa vĩnh viễn với những gì mình yêu quí.“

“Yên tâm đi, anh chỉ thắc mắc, chỉ suy tư về nó. Trên thực tế, anh vẫn là chồng em, vẫn yêu em mà.”

“Nhưng cần gì phải suy tư về nó, hở anh? Những suy tư như vậy phỏng có ích lợi gì thêm cho tình yêu, cho cuộc sống của chúng ta chứ?”

“Bởi anh hy vọng rằng khi chúng ta hiểu thấu được bản chất của tình yêu, hiểu thấu về bộ mặt thực của nỗi cô đơn trong ta, có lẽ từ đó chúng ta sẽ có hạnh phúc hơn.”

“Vậy lâu nay anh không cảm thấy hạnh phúc khi chung sống với em sao?”

“Anh không có ý nói vậy. Anh chỉ nghĩ là có một thứ hạnh phúc to lớn và trọn vẹn hơn cái hạnh phúc mà chúng ta đang hưởng.”

“Vậy thì anh hãy làm Thượng Đế đi.”

Cả hai cùng cười. Rồi im lặng. Trời đổ mưa bên ngoài. Lạnh.

Một chốc, Ngà bước xuống giường, sửa ngay lại cái gối của nàng, không nhìn Chương, nàng nói:

“Trên thực tế, anh vẫn là con người.”

“Và anh vẫn là chồng em, vẫn yêu em như thuở ban đầu.”

“Và cũng sắp đến giờ anh đi làm rồi đó.”


* * *

Chương mang dù bước ra xe. Trên đường đến sở, Chương nhớ lại một ngày mưa như hôm nay cách đây hai năm, chàng đã quen Ngà. Lúc đó, vì một cơn mưa bất ngờ, hai người phải đứng nấp mưa dưới một hàng hiên rộng của một khu phố. Quanh đó chỉ toàn người Mỹ. Hai người Việt Nam nhìn thấy nhau, câm lặng chẳng nói gì, nhưng hai tâm hồn bỗng dưng gần lại với nhau, cảm thấy ấm áp, quen thuộc và tự nhiên với nhau qua một tia nhìn và một nụ cười mỉm. Ngà đẹp lắm, đẹp một cách nghiêm trang và thầm kín. Thế giới trong chàng, thế giới trong nàng, cùng mở ra một lúc, cùng đón nhận và trao nhau một cách trọn vẹn mà hầu như không cần một sự giải thích nào. Không phải trước đây chàng chưa từng gặp một đối tượng khác. Có, nhiều lắm. Nhưng chỉ là những thoáng bất chợt, gượng gạo. Chàng cũng chưa hề có ý nghĩ rằng sẽ lấy một cô gái nào đó làm vợ cho đến khi gặp Ngà. Tự thâm tâm, Chương biết rằng không phải chỉ vì Ngà đẹp mà chàng quyết định cưới nàng. Nhưng chính vì từ nơi Ngà, từ nơi cái phút đầu nàng mỉm cười chào chàng, Chương đã bắt gặp được cái bóng dáng của sự toàn vẹn mà chàng tìm ki212

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Thoát tội



Hai đứa bé có ba là luật sư đang khoe khoang với nhau:

-Ba tớ hay thật, chỉ trong mấy ngày mà ba tớ đã giúp tên cướp của thoát khỏi tội.

-Vậy còn thua ba tớ. Ba tớ chỉ nói có một câu mà giúp cho kẻ giết 2 người đàn bà thoát khỏi lao tù luôn đó.

-Thế ba cậu đã nói gì thế?

-Ba tớ chỉ nói: "Đề nghị tử hình" !
1966

Người Mù Rờ Voi



Các lối tuyên truyền xảo trá làm sao lung lạc được kiến thức loài người, một khi mọi người đã biết đem Chánh Pháp giác ngộ nhau.

Thuở xưa, có một vị quốc vương tên là Cảnh Diện, tánh tình thuần hậu, nhân đức ít ai bằng. Về phương diện chánh trị thì Ngài thi hành những điều lợi ích cho dân chúng, và Ngài thường đem Phật pháp để giáo hóa nhân dân, nên trong thời kỳ ấy trình độ đạo đức của mọi người lên mức khá cao; vì thế từ trong triều cho đến ngoài dân sự đều đặng thái bình an lạc.

Nhưng trong thời kỳ ấy, trong triền còn một vài vị đại thần, tôn thời ngoại đạo, tin tưởng theo bọn tà sư do đó thường tranh luận với nhau; rốt cuộc ai cũng chấp thủ cho sự kiến giải của tôn giáo mình thờ, lý thuyết chủ nghĩa mình theo là đúng cả. Muốn chấm dứt tình trạng đó, nên vua thường suy tính và tìm tòi một mưu chước gì, để cảm hóa những vị đại thần kia trở về đạo giác ngộ cứu cánh của chư Phật, và nhận thấy những sự kiến giảIicủa mình lâu nay là sai lầm.

Thì một hôm, các vị cận thần được lệnh phải đi tìm những kẻ mù từ thuở lọt lòng, đem về cho vua. Ðược tin ấy, các quan trong triều cũng như dân chúng, ai nấy đều sanh nghi: vua sẽ thi hành những điều gì mới lạ chăng?

Sau hai ba ngày tìm kiếm, các vị đại thần dẫn về một tốp người mù. Người nầy vịn người kia, người kia nắm kẻ nọ đi vào sân rồng, trong lòng anh nào cũng hồi hộp, không biết việc sắp xảy đến phước hay họa.

Sau khi nhìn qua tốp người mù, vua liền lớn tiếng truyền cho quần thần hay rằng: "Bổn ý của Trẫm là muốn thử xem mấy người mù này có biết mình dáng con voi ra sao không? Vậy các người sai thị vệ dẫn họ đến chuồng voi, ra lệnh quản tượng kềm voi cho chắc chắn, đặng mỗi người lại gần rờ xem cho kỹ lưỡng, rồi dắt tất cả về đây để phúc tấu. - Nếu kẻ nào tả đúng hình dáng con voi, thì Trẫm sẽ trọng thưởng".

Tốp người mù nghe thế, đều lộ vẻ vui mừng - lòng tự hẹn với lòng sẽ rờ xem thật kỹ càng, và hy vọng phen này chắc chắn sẽ được nhiều tiền bạc! Anh nào cũng tự hào xúc giác của mình rất tinh tế, ý phân biệt của mình rất tinh vi, xưa nay có hề sai khi nào đâu!

Vì thế, khi dắt đến chuồng voi anh nào cũng giành rờ trước; anh thì rờ đụng cái vòi, anh thì rờ nhằm cặp ngà, anh thì rờ đụng cái tai, anh thì rờ nhằm hông, anh thì trúng chân, anh thì rờ đụng đuôi - Anh nào cũng rờ đi rờ lại thật kỹ lưỡng và trong lòng đinh ninh rằng mình đã biết đúng hình dáng con voi.

Xem xong, các vị cận thần dẫn tốp người mù trở lại trước vua để Ngài thẩm xét. Vua thấy vẻ mặt anh nào cũng lộ vẻ hân hoan, liền phán rằng: "Trẫm thấy các ngươi con mắt bóng quáng, vì mù từ thuở lọt lòng mẹ, chỉ nghe người ta nói đi nói lại, chớ chẳng biết hình dáng con voi ra thế nào. Nay tất cả tuy là không thấy, nhưng đã đến tận nơi mà rờ rẫm con voi rồi; vậy bây giờ mỗi người phải tả hình dáng con thú ấy ra sao? Nếu đúng, Trẫm sẽ ban cho nhiều tiền bạc để hộ thân.

Không đợi hỏi lần thứ hai, anh rờ đụng cái vòi mau mắn trả lời:

- Thưa Bệ hạ, con voi hình như chiếc chiếu cuốn tròn!

Anh rờ cặp ngà vội cãi:

- Thế nào? Con voi giống chiếc chiếu cuốn tròn à? Thôi sai rồi chính tôi đã rờ xem kỷ lưỡng. Con voi như cặp sừng trâu!

Anh rờ đụng lỗ tai voi phát cáu:

- Sao? Con voi lại giống cặp sừng trâu? Cũng sai bét! Con voi giống cái quạt! Chính lúc tôi xem nó quạt vào mặt mát rượi mà!

Anh rờ nhằm hông voi không thể nhịn được nữa:

- Các anh mù thật! Con voi mà bé nhỏ giống chiếc chiếu cuốn tròn, giống sừng trâu, giống cái quạt ư? Chính tôi đã ôm sát lấy nó. Con voi như một bức tường bằng phẳng dài đến hai ba thước tây!

Anh rờ trúng chân voi, quơ tay lia lịa phân bua:

- Trật hết! Trật hết! Thôi nín đi, để tôi nói cho mà nghe. Con voi như cái cột nhà mời đúng! Chính tôi ôm thử giở lên không nổi đây nè! Con voi như cái cột nhà mới đúng! Thôi đừng cãi nhau nữa!

Anh rờ nhằm đuôi voi nãy giờ lặng thinh, nhưng bây giờ anh thấy đã đến giờ phút mình cần phải cải chính.

- Thôi các anh ơi, nín đi! Ðể tôi nói cho mà nghe. Nãy giờ các anh nói sai hết. Con voi hình như cây chổi. Chính tôi đã mân mê vuốt ve nó một hồi lâu.

Ðám người mù ấy, ai cũng cho sự hiểu biết của mình về hình dáng con voi là đúng, nên cứ nhao nhao cãi vã nhau mãi, có anh tức giận quá muốn trở gậy phan nhau. Thấy cảnh đó, từ vua cho chí quần thần không ai có thể nhịn cười được, có người cười đến tức bụng, có người cười đến chảy nước mắt...

Vua cười ngất bảo các quần thần: "Các khanh có thấy không? Trong bọn người này, kẻ nào cũng cho sự hiểu biết của mình về hình dáng con voi là đúng. Nhưng thật ra, không kẻ nào nói đúng đặng sự thật của toàn thể con voi. Các ngươi đây cũng vậy, người nào cũng cho tôn giáo, học thuyết, chủ nghĩa mình đã đúng với chân lý; nhưng sự thật chưa có người nào hiểu đặng toàn diện chân lý. Mà chỉ có đức Phật, mới là người sáng suốt giác ngộ được hoàn toàn sự thật vậy...

Các vị quần thần đều tỏ vẻ hổ thẹn cúi đầu.

Nhà vua Cảnh Diệp lập chước mà phá được sự kiến chấp sai lầm của các vị đại thần, và từ đó họ đều một lòng chánh tín Tam Bảo, bỏ hẳn các thứ kinh sách của ngoại đạo tà sư chỉ lo nghiên cứu nội điển của Phật để tu hành, mong thoát kiếp trầm luân sanh tử.


Hết
489

Bài đăng phổ biến