Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Ngọn Lửa





Buổi tối, Diễm ở thư viện về, bóng Diễm lầm lũi trên lối nhỏ xi măng giữa những đám cỏ. Sương mù dày trắng đục tỏa xuống, Diễm chỉ còn là một cái bóng di động ngả nghiêng. Những ngọn đèn tròn trong campus nhạt nhòa, vàng vọt. Hai dãy cao ốc nội trú yên tĩnh. Mấy cây táo đỏ trồng ở lối đi vào Sparks Hall giờ chỉ còn lại những thân cành trơ trụi khẳng khiu, người làm vườn của trường đã quét dọn những chiếc lá cuối cùng rơi rụng xuống đất tuần trước. Thỉnh thoảng đây đó cũng có một hai bóng lầm lũi đi trong sương mù như Diễm. Trời đêm đã lạnh ngắt. Diễm muốn bỏ tay vào túi áo cho ấm mà kẹt vì cả hai tay phải ôm chồng sách. Có tiếng người kêu sau lưng...Diễm...Diễm. Tiếng nghe lạ hoắc nên Diễm không quay lại, cứ thẳng bước mau về hall. Sửa soạn đẩy cửa thì cánh cửa kính đã mở toang, bất ngờ Diễm chúi người về phía trước. Đúng lúc đúng chỗ có một người lãnh nguyên đống sách của Diễm vào mặt. Anh ta la lên:

-Diễm! Em chơi ác quá! Anh đây mà.

-Lại là anh, em tưởng ai!

Diễm kêu lên mừng rỡ, rồi khoảng cách giữa chàng và Diễm rất gần tiện cho Diễm ngã ngay vào lòng chàng. Người chàng thật ấm áp, Diễm đang ở ngoài lạnh vào nên thấy dễ chịu. Sau đó, chàng không xuýt xoa kêu đau nữa, chàng hôn tới tấp lên mắt lên môi Diễm một cách tham lam.

Diễm kêu nho nhỏ:

-Anh ơi, đống sách của em.

Vừa kêu Diễm vừa gỡ tay chàng ra, rồi cúi xuống lượm mấy cuốn sách, chàng cũng cúi xuống phụ Diễm. Chàng dành ôm hết:

-Em học ở thư viện về à? Giọng chàng thật ấm.

Diễm gật đầu. Chàng có vẻ bằng lòng.

-Em siêng thật! Mới bắt đầu niên học mà tối thứ sáu cũng đi học. Hồi nãy kêu cửa không có em, anh tưởng em đã về Olympia rồi. Bài vở đã nhiều rồi sao?

Diễm cười giải thích:

-Chưa nhiều, nhưng đang muốn học thì học, bù lại những lúc lười. Mẹ gọi kêu về, em nói em bận không về được nên mai mẹ sẽ lên. Còn anh - Diễm trách nhẹ - Sao về không cho em hay?

-Sở gởi đi học ở Keyport, bất ngờ quá, định cho em hay nhưng rồi chỉ 2 ngày hôm sau là về nên làm em ngạc nhiên chơi. Nếu mà biết sớm hơn anh không dấu được đâu, vì bồn chồn quá.

-Ngạc nhiên quá đi! Em chưa đứng tim là may.

-Về đây mới hay thời tiết đang đổi mùa. Nam Cali vẫn nóng chang chang. Còn ở đây không có gì thay đổi.

- Sao anh bảo không có gì thay đổi. Mấy tuần trước, lá trở vàng đẹp quá đi, nhìn mấy cây phong đẹp quá. Ngồi học mà em cứ nhìn ra ngoài cửa sổ. Ai bảo em khô khan? Bây giờ anh có biết là anh lầm chưa, anh từng nói con gái học khoa học khô khan lắm. Anh còn nói " ghê" lắm mà cho đến bây giờ em vẫn không hiểu " ghê " là như thế nào.

Chàng thú nhận:

-Anh cứ lầm hoài Diễm ơi. Em ngoan hiền mà cũng bướng bỉnh nữa. Ở em, mỗi ngày là mỗi khám phá. Người như em, anh không bao giờ thấy chán.

-Thật không? Không chán mà bỏ em ở đây một mình!

Chàng tảng lờ câu trách móc nhẹ của người yêu, hỏi sang chuyện khác:

-Em ăn gì chưa?

Chàng hỏi rồi không chờ Diễm trả lời nói ngay:

-Anh đưa em đi ăn. Nào, em muốn cơm Mỹ, cơm Tàu hay cơm Việt? Cho em chọn lựa đó. Để anh đưa em đi. Em thích cái nhà hàng Tây mình hay đi.

Diễm nhõng nhẽo:

-Trời lạnh quá, em chẳng muốn ra đường! Nhất là trong này đang ấm.

Chàng vừa la, vừa ra lệnh:

-Đi ăn mà cũng kêu. Lên phòng mặc thêm áo vào. Rồi ra xe. Ngồi trong xe chứ lội bộ sao mà lạnh. Cứ ít ăn, em chưa học thi mà đã gầy quá rồi!

Diễm nũng nịu:

-Anh...anh chê em hở?

-Ừ, cứ để gầy ốm là không ai thương.

Giọng điệu của chàng giống như mẹ. Chàng như bà mẹ thứ hai. Diễm phụng phịu:

-Anh nói như mẹ.

-Chứ không phải sao. Cứ sợ lạnh nhưng không chịu mặc áo quần đàng hoàng. Rồi làm biếng ăn nữa. Phải ăn nhiều thịt vào...mới có đủ nhiệt ấm người được. Em lại cứ ăn ngọt, rồi đến giờ cơm không ăn được.

Diễm thở dài. Chàng săn sóc em làm chi để những ngày chàng ở xa, em ăn ngủ không được vì nhớ chàng. Thích săn sóc như thế sao không ở gần để mà săn sóc. Anh đi rồi, em cứ ngồi buồn trong giảng đường rộng lớn chẳng nghe thầy giảng chẳng ghi bài.

Ngoài đường trời lạnh buốt. Nhà hàng Pháp ở cuối đường Tyler. Diễm thích lối trang hoàng của nhà hàng này, sang trọng, ấm cúng, khăn trải bàn màu trắng có thêu. Trên bàn chưng hoa hồng đỏ, chỉ một cánh hồng thân dài. Đèn mờ thơ mộng. Nhạc êm dịu. Bồi bàn mặc tuxedo. Chàng cũng thích nhà hàng này, nhưng dạo đi học thì chàng làm gì có tiền để đưa em vào đây thường xuyên, chỉ những hôm vừa lãnh được tiền mượn ở trường thì mới làm sang - và rồi vừa ăn Diễm vừa lẩm cẩm lo ngại cho cái túi tiền của chàng. Chàng hay nói bao giờ anh ra trường đi làm thì dẫn em đi ăn cơm Tây mỗi cuối tuần. Tuy nói là thích đi ăn nhà hàng nhưng vào đây Diễm lại thích ngồi ngắm chàng hơn là ăn, dịp duy nhất ngắm chàng kỹ càng. Ngắm mãi mà lần nào cũng nhất quyết cho là chàng đẹp trai nhất trong thiên hạ. Diễm ngắm khi chàng cười. Diễm ngắm khi chàng ăn, Diễm ngắm khi chàng nói. Chàng không bao giờ ngờ lúc con nhỏ chăm chú nghe chàng nói là lúc con nhỏ say mê ngắm chàng.

Tối nay, Diễm thích ngồi cạnh chàng. Chàng đã xa Diễm một mùa học. Bồi lịch sự đưa hai người vào trong chỉ chỗ ngồi. Thay vì ngồi ghế đối diện, Diễm nói nhỏ với chàng xin chọn cái ghế hình chữ U để Diễm với chàng vẫn là ngồi chung một ghế. Diễm thì thầm...Em muốn dựa vào người anh - và định nói...cho ấm, nhưng rồi lại lười biếng cắt câu nói ở đó. Chàng cười nhẹ không nói gì. Rồi sau đó bỗng nhìn Diễm thật lâu, chàng nói:

-Diễm, em còn trẻ!

-Dĩ nhiên rồi! Em mới 20.

Chàng ăn nói khác thường quá đi. Diễm cười cười hồn nhiên nói:

-Em lúc nào cũng sẽ trẻ hơn anh. Vì em đẻ sau anh mà. Và cũng tại anh hay lo nữa.

Suốt buổi ăn chàng không nói gì nhiều, Diễm có hỏi gì thì chàng cũng chỉ trả lời cụt ngủn. Gặp chàng, Diễm vui quá nên cứ huyên thuyên kể chuyện trường, chuyện lớp học, chuyện campus. Học thì vui, mà thi cử làm bài ngán quá, giá gì mướn ai thi cho mình hả anh? Chàng nhăn mặt không bằng lòng câu đùa giỡn của Diễm. Chàng la chuyện học hành không giỡn được. Diễm nhún vai dỗi hờn, em nói giỡn mà. Mấy lần chàng kêu tên Diễm nho nhỏ, ngập ngừng muốn nói điều gì nhưng nghĩ sao rồi lại thôi. Chàng ngồi đó mà tâm hồn chàng để ở đâu, thỉnh thoảng Diễm nghịch ngợm sờ mũi chàng để kéo chàng về với hiện tại mà chàng không cười. Cử chỉ đút vào miệng Diễm những muỗng kem dâu ngọt ngào như thể là chàng làm lấy lệ.

Sau buổi ăn thấy còn sớm, Diễm đòi chàng đưa đi coi movie xuất khuya.

-Không, em phải về nghỉ sớm. Anh lắc đầu.

-Em chưa có test mà anh - rồi Diễm nũng nịu - biết bao giờ anh mới về nữa...

Chàng không nói gì. Tr%E
12037

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Bàn Tay



Khi tay em trong tay anh
Kẻ nào dị nghị sẽ thành người dưng
Mắc mớ gì phải quan tâm
Miễn sao ta nắm không lầm tay ai
Tay mà đút túi rất gầy
Có đôi chắc chắn bàn tay hồng hào
Tội gì không áp vào nhau
Đợi cho sợi tóc bạc đầu thì buông...2933

BÓNG MA TRƯỜNG ÁO TÍM



Thái ngóc đầu lên để vói rút khăn lông trên đầu giường đặng che mặt mà ngủ, vì đèn chong nóng quá.

Rút khăn xong, anh thả rơi đầu xuống thì nghe một cái cộp, rồi lại nghe anh ta la : “ Ui cha ! “

Ở mấy chiếc giường hai bên, ngườI ta rúc rích cười. Anh đã bị bạn kế giường rắn mắc ăn cắp gối lúc anh ngóc đầu lên . Tên ăn cắp là Ngư . Ngư hô :

- Nè chụp nè ! Rồi liệng gối Thái theo đường vòng cầu. Gối bay ngang mình Thái rồi rơi qua giường bên kia. Nguyên đưa tay sẵn để hứng lấy rồi dồi gối qua cho Thoại bên cạnh , y như người ta chơi bóng rỗ.

Gối chuyền tay mà bay từ giường này đến giường khác , Thái rượt theo mãi mà không kịp. Rốt cuộc anh đành trở về giường, cuốn mền lạI kê đầu mà nằm.

Những người chơi cái trò trẻ con trên đây toàn là ngườI lớn cả, trên dưới bốn mươi tuổi đầu.

Đó là những thầy giáo ở tỉnh , nhân dịp bãi trường về Sàigòn theo học các lớp tu nghiệp tại trường Gia Long.

Tất cả, ngày xưa đều là lưu trú học sinh ở một trường trung học nào đó ở miền Nam.

Cuộc sống chung trong mùa tu nghiệp năm nay bỗng dưng gây lại cái không khí mười mấy năm về trước với những dãy giường sắt ngay hàng thẳng lối , với trống điểm giờ ăn, giờ tắm, giờ nằm, vớI bóng đèn chong màu xanh xanh tỏa ánh sáng trăng nhơn tạo xuống những chiếc mùng rung rinh mà trong đó các cậu thiếu niên mơ những mộng đẹp ngoài đời.

Ôi, cái đời lưu trú năm xưa, xa lắm rồi mà nghe sao như là mới hôm qua này thôi !

Ôi, những cái đầu, tóc còn dưỡng rẽ, ôi những chiếc tủ đầu giường thơm mùi thuốc rệp mà trong đó bao thiếu niên mơ mộng đã xếp kỹ những bức thư xanh, những bức thư tím, những bức thư hồng, cũng như họ đã ủ kín trong lòng non dại của họ niềm yêu bâng quơ tác giả các bức thư kia.

Ôi ,những gói bánh tổ bột gạo, đường hạ Biên hòa mà các cậu thiếu niên gặm mòn trong đêm tối như chuột gặm khoai, ôi những kỷ niệm xa xưa , nay đã đâu rồi !

Ngày đầu vào trường Gia Long, ai nấy lòng cũng quặn thắt đau, nghẹn ngào xúc động mà nhìn những dãy nhà giống hệt những dãy nhà của trường Petrus Ký, trường Sở Cọp, trường Cần Thơ, trường Mỹ Tho mà trong đó đã nghỉ yên quá khứ của họ.

Làm sao không ngậm ngùi được vì đó là nơi mà một khi kia trong đời họ, họ đã hoài thai nhiều mộng vĩ đại, đã mơ những giấc mơ tiên

Nhưng rồi sự học tập và cuộc sống tập thể lôi cuốn họ vào một nhịp khắc khổ hơn nên họ tạm dẹp tình cảm lại.

Nhưng họ vẫn cảm nghe họ trẻ lại đi mườI mấy năm, ham nô đùa vớI nhau như lũ lưu trú học sinh ngày trước

Các thầy giáo hôm nay cũng rắn mắc y hệt như cái bản sao của họ hồi tiền chiến

Khi chiếc gối bay đến giường cuốI dãy thì anh Trung chụp rồI dộng vào cửa buồng một cái rầm nghe như vợ chồng ai đang đánh lộn vớI nhau

- Mấy thằng dịch già này , không cho tao ngủ hở bây ?

Đó là lời mắng rất hiền của một ông cụ bốn lăm. Mới bốn lăm mà ông ta ra vẻ cụ lắm

- Thôi ngủ bây ơi, kẻo cụ giận không gả con cho thì chết đến sáu bảy cửa lận : cửa trước không ai đóng, cửa sau không ai gài, cửa túi rách không ai vá, cửa tủ tiền chạy ra không ai ngăn, cửa miệng không ai tiếp tế lương thực nè ……

Cả bọn cười xòa, và anh Hạc hát giọng tuồng :

- Nhạc gia ơi ! Xin đó mựa đừng vội giận, đây nguyền nuốt hận làm im cho nhạc gia ngủ đó a nhạc gia !

- Thùng ! anh Trinh đánh trống miệng một cái nghe ngọt xớt

- Thôi phát nầy ngủ thật đa ! Dung nói

- Khoan, để mổ ra câu đối, đứa nào đối được, sáng mổ bao ăn kem . Ráng nghe các cha :

- Ngủ giả mà nói ngủ thật, là giả ngủ

- Xuất đối đi, đối đối nan, thỉnh tiên sinh đối vậy

- Im !

- Đèn chong sáng quá làm sao ngủ

- Trong Petrus Ký đó nghen tụi bây, hồi đó nó không chong đèn bóng xanh như ở đây, vì bóng xanh sáng lắm, học trò lén thức học, bỏ ngủ rồi bịnh cả đám. Biết nó làm sao hôn ? Nó chong bằng bóng trắng mà ngoài sơn dầu sơn xanh. Như vậy ánh sáng tốI hù, đứa nào ham học thì bơ.

Có một bận đó nghen, tụi nó đòng đòng lên ba đứa như làm trò xiệc ấy, để lấy dao cạo dầu sơn. Quên nói là trường Petrus Ký khôn lắm , nó rút bóng đèn lên sát tận trên trần để mình phá không được.

Đang cạo sột sột bỗng đâu thầy Su-quây-dăng mở cửa kiếng kêu cái bực mà bứơc ra, vì tụi ngoài này làm ồn như giặc, thầy ta chịu không thấu đời quyết ra chụp vài cậu phạt cho hả giận

Đám hát xiệc nghe nguy hoảng hốt, anh kép ở dướI quăng anh kép đứng giữa, anh kép giữa quăng anh kép trên. Anh nầy, tao nhớ tên là anh Gừng. Anh ta té cái rầm , năm bất tỉnh nhơn sự , con dao đâm lủng tai trái anh ta, máu ra linh láng.

Thầy Su vừa bước ra, thấy vậy ngỡ anh ta chết, sợ chịu nhơn mạng, vội thốI trở vô. Vừa lúc ấy thì mùng cháy rần rần vì anh Ký thắp đèn cầy mà học , học mê không hay gì cả, đến chừng nghe cái rầm anh ta giật mình hươi tay đụng đèn ngã vào mùng mà gây hỏa hoạn.

- Rồi sao nữa ?

- Rồi áp nhau mà la mã tà chớ sao. Có thằng hô to “ Hỏa thiêu Hồng Liên Tự rồi bây ơi ! “

Đêm ấy, nhà ngủ tụi tao rầm rầm như đám giựt giàn cúng làm chay.

- Rồi anh Gừng có sao không ?

- Sau đó , anh ta hóa thành thi sĩ.

- Lạ không ?

- Anh ta làm thơ như vầy :

Cạo đèn bây học, lại quăng tao,

Nghĩ giận tụI bây , máu muốn trào

Hát xiệc không lương , xương lạI gãy,

Thầy Su hoảng sợ, thích biết bao !

Chưa chết mà bây châm lửa đốt,

Tao chẳng dân Miên, hỏa táng tao !

Từ rày nhắn vớI quân ham học,

Vùi đầu vào sách sẽ ho lao



- Toàn vần ao không mà thôi

- Phải, đó là anh ta cố ý, vì anh ta nói anh ta đã bị nóc ao mà !

- Thôi bỏ mùng xuống ngủ các cha !

- TụI bây ơi, mùng của mình vén coi có vẻ thất trận lắm ! Tụi áo tím hồi đó tao đi ngoài đường thấy chúng nó vén mùng khéo mà bắt thèm. Chúng nó may mùng trùm phủ ngoài trụ, rồi muốn vén, vo tròn lại từ lai trôn vo lên, như con gái thợ cấy xăn ống quần . Thật là tay con gái có khác .

- Các cô con gái áo tím dễ yêu hồi đó bây giờ đã hóa ra bà già rồi bây ơi, trời hỡi nè, đời ngườI sao mà thấm thoát , cô áo tím của tôi đã năm con bảy cháu rồi nè trời !

- Hu…..hu…..!

- Thùng !

- Các anh ơi, sao mà nằm trên giường nầy, tôi nghe như hương thừa của ai còn phảng phất đâu đây…..

- Giường cũ biết còn hay không ?

- Sao lại không . Trường Gia Long là cái trường độc nhứt không bị quân đội Nhật và Pháp sung công thì cái gì cũng còn nguyên vẹn cả, trừ người xưa. Kìa cái cây dé ngựa ngoài sân, ngày xưa, cô áo tím của tôi chiều chiều đã dựa vào đó mà làm th%C
6222

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Tùy cơ ứng biến



- Anh ngồi trên tàu, trong toa không còn một chỗ trống. Một bà già và một cô gái đến trước mặt anh, anh nhường chỗ cho ai?

- Còn tùy theo... Nếu bà già và cô gái không quen nhau, tôi nhường cho cô gái. Nếu bà già là mẹ cô gái, tôi nhường cho bà già. Còn nếu bà già là mẹ chồng cô ta, có lẽ tôi không nhường cho ai hết!



o O o



Một kẻ thích đùa hỏi người bạn:

- Theo anh thì ở phố này có bao nhiêu kẻ bất lương, không kể anh?

- Không kể tôi! - người kia kêu lên - Bộ anh muốn sỉ nhục tôi đấy à?

- Chà, vậy thì phố này có bao nhiêu kẻ bất lương, kể cả anh?

1036

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009

Tôi cũng thế



Trên chiếc máy bay sắp cất cánh, thấy phi công đi ngang qua, một bà khách tóc vàng túm lấy anh ta dặn dò:
- Xin ông hãy lái cẩn thận cho, lần đầu tiên tôi đi máy bay đấy!
- Ồ, bà hãy yên tâm, tôi cũng thế.
1788

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

Chị Chồng



Chị Chồng


     Từ lâu rồi chị chưa về quê chồng, chỉ vì chốn ấy còn người chị ruột của chồng cay nghiệt, vì những vết hằn cũ chị chưa thể quên. Những ngày đầu rời thị trấn về làm dâu nhà họ Đoàn, chị đã khóc cạn nước mắt.

      Nhà anh ở mom sông, một bên đồng lúa hun hút, đêm đêm đom đóm lập loè, côn trùng ra rả như oan hồn... chị sợ hãi và nhớ nhà quay quắt. Ban ngày chỉ một cơn mưa thôi là đường sá nhão nhoét, đi lại lơ mơ ngã chổng vó. Biết phận làm dâu, trời chưa rõ mặt người chị đã bật dậy quét lá sàn sạt ngoài ven sân, quần xắn tận gối, xách nước giội chuồng heo rào rào. Thế mà người chị chồng bóng gió: "Con dâu báo hiếu mẹ chồng/Nấu canh lưỡi rồng bỏ ớt cho cay".

      Mẹ chồng chị đã mất sớm. Bữa nọ chị ngồi bới cơm cho cả nhà, cha chồng húp canh, ông nhăn mặt, dằn chén xuống mâm quát: "Đứa nào nấu canh?".

      Chị giật mình đánh thót, lí nhí: "Dạ, con ạ!" .

      Ông cụ mặt giận hầm hầm, ném cái nhìn về phía con trai: "Thằng ba, vợ mày đảm quá hở?".

      Chị húp canh mặn đắng đầu lưỡi, tái mặt. Chị nhìn anh, nước mắt trực trào ra. Ai là thủ phạm bỏ muối vào canh để hại chị, chị đã rõ. Buổi chiều. Chị trốn ra bờ sông ngồi khóc một mình. Anh đi tìm, lau nước mắt vỗ về: "Ráng chịu em à! Rồi nay mai chị ấy cũng theo chồng". Chị thương anh, đau đáu chờ cái ngày anh nói, nhưng cứ xa vời vợi.

      Chị chồng là gái lỡ thì, nhưng còn đẹp mặn mòi. Thân hình thon thả, tóc xoã lưng ong, mặt đẹp như ngọc, chỉ phải tội vành môi hơi dày. Một lần trong đêm trăng, tình cờ chị nhìn thấy chị ấy tắm ngoài thềm giếng, chị ngẩn người trước vẻ đẹp thuần khiết của người thôn nữ.

      Chồng chị kể: Ngày trước, chị của anh cũng có một mối nặng tình với người con trai làng bên. Anh lực điền nhờ người đến dạm hỏi cô con gái rượu thầy Bảy - ông cười khanh khách: "Thằng nào muốn lấy con gái của ông thì phải gấm lót đàng, vàng lót ngõ". Anh trai quê bị người ta chê nghèo, quẫn chí bỏ nhà đi biệt.

      Từ ngày có em dâu lo việc nội trợ hàng ngày, chị ấy chuyên chú giúp cha chồng viết vào những mảnh giấy cỏn con ngày giờ cưới xin, cất nhà, vét giếng cho thiên hạ... cha chồng chị suốt ngày giương mục kỉnh, tay thấm nước bọt lật từng trang sách mỏng dính đã ngả sang màu ố vàng, tỉ mẩn đối chiếu ngày giờ, cung mạng... cho thân chủ của ông.

      Khách đến coi ngày nườm nượp, chị chồng lo thu bạc vuốt phẳng phiu từng tờ một cất kỹ vào chiếc hộp gỗ mun đen. Nhà chị được coi sung túc nhất làng nhưng chị không biết nên vui hay nên buồn. Chị chồng bẩn tánh bao nhiêu thì cha chồng khó tánh bấy nhiêu. Ngày nào coi được bao nhiêu người? Bao nhiêu tiền? Cha chồng chị dặn cô con gái nhất nhất ghi chép cẩn thận vào sổ, cuối tháng ông tra xét lại, một phần chi dùng cho gia đình, còn của dư, của để ông giao hẳn cho cô con gái sắm vàng cất giữ. Một hôm không hiểu bà chị tính toán sổ sách vòng vo thế nào bị cha mắng sa sả: "Mi là đồ con gái hư, ăn phí cơm. Tao mà biết mi ngu đần thế này thì hồi bé tao bóp mũi cho rồi" . Trông bà chị chồng quen thói hoạnh hoẹ, chanh chua giờ bị mắng mỏ khóc sướt mướt, chị hả hê trong lòng.

      Năm ấy tự dưng bướm vàng phía núi bay ra thành đàn nối đuôi nhau dài dằng dặc suốt mấy hôm liền. Sáng nào chị cũng đứng bên hàng dâm bụt đỏ hoa xem bướm bay vàng trời, lòng bồi hồi nhớ đến anh... Anh đi học ở xa. Việc nội trợ, việc đồng áng đều một tay chị cáng đáng. Cha và chị chồng thì miệt mài với các nghề hái ra tiền bằng dịch vụ coi ngày. Thế rồi vào một buổi sáng, đàn bướm cuối cùng bay qua, chị bỗng nghe chị chồng khóc ầm ĩ, chạy vội vào nhà, bà chị chồng ôm chầm lấy chị khóc ngất: "Mợ Ba ơi! Cha mất rồi!". Đó là lần đầu tiên chị ấy thể hiện tình cảm chân thật với chị. Chị sụt sùi khóc, gỡ tay chị chồng, bước lại giường giở chiếu, tay đặt lên trán cha chồng - xác ông đã lạnh ngắt. Có lẽ ông trút hơi thở vào lúc nửa đêm. Chị biết từ lâu, tuy không nói ra nhưng cha chồng cũng thương chị tần tảo, chịu đựng. Tánh ông nghiêm khắc ngay cả với con cháu. Nho giáo thấm sâu vào máu thịt ông và con gái. Kể ra hiếm có người đàn ông nào vợ mất sớm chịu cảnh gà trống nuôi con đến cuối đời như cha chồng chị. Nhìn ông nằm đó, nghĩ đến đời người, chị thấy xót xa.

      Anh về, bệu bạo khóc, nhờ bà con hàng xóm quật heo tạ cúng cha và cảm ơn dân làng. Dẫu sao cũng tiếng thầy Bẩy... không có mâm cơm mời dân làng trước lúc an táng, họ cười cho...

      Anh nói trần trụi như thế với bà chị, may sao bà chị nổi tiếng bủn xỉn cũng biết bảo: "Tuỳ cậu, muốn tính sao thì tính để trả hiếu cho cha".

      Bà vừa nói vừa khóc, tiếng khóc ai oán, lấn át tiếng nhạc bát âm nức nở tang tóc.

      Mãn tang cha chồng, vợ chồng chị mua nhà ở thị trấn xin ra riêng. Chị chồng ngờ chị xúi bẩy, mắng chị như tát nước vào mặt: "Tao nói cho mà biết, mi là con em dâu bạc nghĩa, bạc tình. Mi xúi giục chồng bỏ quê cha đất tổ. Thằng Tánh nó u mê mới nghe lời mi. Nó không hiểu thà sống chuồng heo còn hơn theo quê vợ" . Bà ta còn dằn mạnh từng lời: "Ba con chưa gọi là chồng, mi hãy nhớ lấy". Chị câm lặng, uất nghẹn xách gói ra khỏi nhà. Chị thề sẽ không bao giờ trở lại quê chồng.

      Ngày chị Hai mất, các con bận đi học xa, vợ chồng chị hối hả đón xe về quê. Dọc đường mỗi người đeo đuổi một ý niệm riêng. Chắc anh đau lòng lắm? Nhìn gương mặt rầu rầu của anh, chị đủ hiểu. Nhà có hai chị em giờ chỉ còn mình anh. Bao năm rồi, mỗi lần đến giỗ chạp, chị mua các thứ cho cha con anh mang về quê. Sự hờn giận đối với chị chồng cũng đã nguôi ngoai, song chị lại có mặc cảm, ngại tiếp xúc với bà con hàng xóm, nên do dự chưa về. Mỗi lần cha con chị dắt díu nhau mang bá
nh trái ra bến xe, anh đều nói duy nhất một câu: "Em giận chị Hai dai quá!". Chị tránh cái nhìn buồn bã của anh: "Khi nào chị Hai qua đời, em sẽ về chịu tang". Nói thì nói vậy, nhưng thâm tâm chị dự định một ngày gần nhất chị sẽ về nối lại tình cảm chị em. Vậy mà không kịp...". Chị Hai ơi! Vong linh chị hãy tha thứ cho đứa em cố chấp, bạc bẽo này". Anh ngồi bên cạnh đâu hiểu cơn bão lòng đang dâng lên từng đợt cồn cào trong chị. Anh ôm bờ vai chị, mấy ngón tay cứ xoa xoa, thì thầm: "Chắc em hết giận... nghĩa tử là nghĩa tận em à!". Chị oà khóc... Mọi người trên xe tò mò nhìn sang. Mặc, chị khóc như chưa bao giờ được khóc.

      Về đến đầu làng, chị ngẩn ngơ như người mất hồn. Ôi! Bướm vàng! Đàn bướm dài vô tận bay lao xao trong nắng. Và nữa, hoa dâm bụt bên đường nhà ai nở rộ một màu đỏ nhức mắt. Khi vợ chồng chị bước vào sân, mọi người im bặt. Có ai đó kêu lên: "Trời ơi! Mợ Ba về đấy ư?". Chị ào vào nhà, thả cái sắc xuống, lật chiếu nhìn mặt, ôm lấy xác chị chồng oà khóc: "Chị Hai ơi!". Chừng ấy năm xa cách, không ngờ chị chồng chị tiều tụy quá! Tóc ngả màu muối tiêu, nét mặt khắc khổ, ốm yếu. Ngày xưa, trước biến cố đau thương, chị chồng ôm chị với vòng tay ấm áp. Giờ chị ôm chị chồng thân xác lạnh băng, anh thì ngồi ôm đầu, nước mắt ràn rụa. Ngay khi ấy, cụ già ở cạnh nhà bê chiếc hộp dán giấy trắng kín bưng, từ từ tiến lại: "Vợ chồng thằng Ba ơi! Trước khi qua đời, chị Hai bây nhờ già chuyển lại cho con Ba cái này!". Bàn tay chị run run gỡ từng mẩu giấy, nước mắt rơi lã chã. Nắp hộp bật ra, trong đó có một tờ giấy gấp tư và một túi vải. Chị không thể nhầm, đó là nét chữ của người chị đã quá cố, có những dòng đã ướt nhoè nước mắt: "Thành ơi! Mợ Ba ơi! Khi em đọc những dòng chữ này thì chị đã về cõi vĩnh hằng. Chị biết em còn oán giận chị. Chị đã đối xử không công bằng với em trong những năm tháng em về làm dâu... Chị ngàn lần mong em tha thứ cho chị. Lớp người của chị quen sống trong khuôn mẫu gia giáo... nỗi bất hạnh của chị... khiến cho chị bảo thủ, khắt khe... Thành ơi! Những năm tháng cuối đời chị mới thấm thía hết nỗi cô đơn của đời người. Bấy lâu chị giữ số vàng của cha, chị xin chia làm ba phần: Hai phần cho hai cháu khi lập gia đình. Phần còn lại chị gởi cho vợ chồng em thay chị cúng giỗ cha, hương khói ông bà. Chị nguyện cầu cho hai em sống hạnh phúc bên nhau suốt đời...".

      Chị lại vạch chiếu ôm lấy xác người chị chồng khóc thảm thiết. Người ta xúm lại gỡ tay chị ra, dìu đi nơi khác vì đã đến giờ thành phục. Bên tai chị vang lên tiếng nhạc bát âm réo rắt và mùi hương trầm ngào ngạt.



Tác Giả:Trần Quốc Cường

65

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2009

Bố sẽ không tìm thấy vé



Trên sân vận động, một khán giả hỏi một cậu bé ngồi cạnh:
- Cháu lấy đâu ra tiền mua vé hạng nhất thế này?
- Bố cháu mua đấy chứ ạ!
- Thế bố cháu đâu?
- Bố cháu đang tìm vé ở nhà.
2432

Cây Đèn Kỳ Lạ



"Công đức cúng dường không đánh giá nơi phẩm vật, mà căn cứ nơi sự thành tâm".

Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật và bàn một vài việc cần làm thêm trong ngày đại lễ hôm ấy:

Câu chuyện mở đầu trong bữa tiệc là những lời sau đây do vua A Xà Thế phát khởi.

- Các khanh! Quả nhân rất bằng lòng và thỏa mãn về việc các khanh đã lo liệu quá ư tươm tất trong buổi lễ cúng dường Phật và giáo hội vừa rồi.

Hướng đôi mắt về phía đại thần Kỳ Bà, Vua A Xà Thế nói tiếp:

Kỳ Bà! Khanh nghĩ hộ quả nhân xem còn có việc gì đáng làm nữa để quả nhân tận hiến tấc dạ chí thành lên đức Chí Tôn và giáo hội - những người tận tụy trong công việc giáo hóa chúng sanh nói chung, thần dân của quả nhân nói riêng, trở về với ánh sáng chân lý.

Ðứng dậy ngẫm nghĩ trong chốc lát, rồi đại thần Kỳ Bà thong thả tiếp:

- Tâu đại vương, ngoài sự cúng dường trai phạn và y phục mà Ðại vương đã dâng lên đức Chí Tôn và giáo hội, theo thiển ý của hạ thần thì không việc gì có ý nghĩa hơn việc cúng dường ánh sáng. Vì ánh sáng trượng trưng cho trí tuệ, cho sự giác ngộ; ở đâu có ánh sáng thì ở đó bóng tối tan mất. Cũng như ánh sáng Phật và giáo hội đến đâu thì ở đó si ám và tội lỗi đều tiêu sạch. Ngu ý của hạ thần chỉ có bấy nhiêu, kính mong bệ hạ thẩm xét.

- Hay lắm! Ý kiến của khanh rất chí lý! Tiện đây nhờ khanh thay quả nhân sắm sửa cho thật nhiều đèn đuốc để tối hôm nay dâng lên Phật và giáo hội tại tịnh xá Kỳ Hoàn.

Ðại thần Kỳ Bà vâng thuận. Buổi tiệc bắt đầu và tiếp diễn trong tình thân mật giữa nhà vua và các vị cận thần.

Chiều hôm ấy, trên đường trở về xóm nghèo, một bà lão hành khất gặp rất nhiều xe cộ, lính tráng, tấp nập khuân chở những thùng dầu, đèn và cả những  chiếc lồng đèn ngũ sắc rực rỡ.

Hỏi thăm, bà lão hành khất biết đó là lễ vật của nhà vua đem cúng dường Phật và giáo hội.

Hình tướng trang nghiêm của Phật và các thầy Tỳ kheo lại hiện về trong óc bà. Bà vui hẳn lên và rất tán thành việc làm có ý nghĩa của nhà vua. Và xét lại tự thân, thấy mình chưa làm được một công đức nào đối với Phật và giáo hội, bà tự nghĩ phải sắm phẩm vật để cúng dường mới được. Thò tay vào bị, bà lão moi ra vỏn vẹn chỉ có hai tiền. Một sự quyết định nhanh chóng trong lòng khiến bà hoan hỷ đi ngay vào một cái quán gần đấy...

- Thưa cậu! Làm ơn bán cho tôi hai tiền dầu thắp.

- Bà mà mua dầu làm gì? Sao không mua đồ ăn lại mua dầu, nhà cửa đâu mà dầu với đèn!

- Thưa cậu! Tôi thường nghe các bậc hiền đức trong làng bảo: "Ngàn năm muôn thuở mới có một đức Phật ra đời; người nào có nhiều phước duyên lắm mới được gặp". Hôm nay tôi may mắn được gặp nhưng chưa có lễ mọn nào để dâng hiến lên Ngài. Ðiều ấy làm tôi vô cùng ân hận. Nhân tiện vua A Xà Thế sửa soạn đèn đuốc để dâng lên Ngài và giáo hội, tuy nghèo khổ, tôi cũng xin nguyện đem hai tiền mới xin được đây mua dầu dâng ánh sáng lên Ngài.

Nghe bà lão hành khuất tỏ tấm lòng chân thiệt đối với Ðấng Giác ngộ, người chủ quán nhìn bà một cách cảm mến và hạ giọng: Hai tiền chỉ được hai muỗng, nhưng tôi xin tặng bà ba muỗng nữa là năm, và cho bà mượn luôn vịt đèn này. Mong bà nhân cho.

Sau khi cám ơn người chủ quán, bà lão ra về với bao niềm hoan hỷ vì được người khác biểu đồng tình và giúp mình trong công việc phước thiện.

Trời chưa tối hẳn, những cây đèn xinh xắn, lộng lẫy của nhà vua đã được những đội thị vệ thắp sáng. Tịnh xá Kỳ Hoàn như vui nhộn hẳn lên. Ðó đây vang lừng những điệu nhạc dịu dàng, nhịp nhàng với lới ca ngợi của những cận thần thay nhà vua tán thán công đức của Phật và giáo hội. Từng đoàn người lũ lượt đi dự lễ, đông như trẩy hội. Bà lão hành khất cũng tiến mau về phía Tịnh xá và dừng bước trước những hoa đăng rực rỡ, bà vội vàng đến rót dầu vào cây đèn mà bà đã lau sạch và thay tim. Vừa mồi ánh sáng bà vừa phát nguyện: "Cúng dường ánh sáng này lên Ðức Thế Tôn và giáo hội, con chỉ cầu mong làm sao con cũng sẽ được trí tuệ sáng suốt như các Ðấng Giác ngộ trong mười phương". Bà lại nghĩ: "Dầu ít như vầy có sáng cũng chỉ đến nữa đêm là cùng". Nhưng mạnh dạn bà thầm nguyện: "Nếu quả thật sau này tôi sẽ được giác ngộ như lòng tôi mong muốn hôm nay, thì số dầu ít ỏi này cũng làm cho cây đèn này sáng mãi không tắt".

Sau khi treo cây đèn trên một cành cây, bà lão hành khất đi thẳng vào tịnh xá, chí thành lễ Phật rồi ra về...

Số đèn của nhà vua, tuy được những đội lính thay nhau lo việc châm dầu, thay tim, nhưng ít cây được sáng suốt đêm, cây thì bị gió thổi tắt, cây thì bị phật cháy...

Duy cây đèn của bà lão hành khất thì ánh sáng nổi bậc hơn muôn vạn cây đèn khác và cháy mãi đến sáng mà dầu vẫn không hao.

"Này đệ tử! Trời đã sáng, hãy ra tắt hết những cây đèn còn đỏ", Ðức Phật dạy với Ngài Mục Kiền Liên như thế.

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Phật. Nhưng đến cây đèn của Bà lão hành khất, thì ba lần Tôn giả quạt mạnh, nhưng ánh sáng cũng không mất. Lần thứ tư, Tôn giả cầm ngay vạt áo cà sa và vận hết thần thông diệu lực của mình quạt hắt vào đèn nhưng đèn lại rực sáng hơn trước. Tôn giả Mục Kiền Liên và những người chung quanh đều ngạc nhiên và cho đó là một cây đèn kỳ lạ chưa từng thấy.

Ngay lúc ấy, Ðức Phật vừa đến, Ngài điềm đạm bảo:

"Thôi! Ðệ tử hãy thôi. Dù cho đệ tử có tận dụng tất cả thần lực của đệ tử cũng không thể nào làm tắt được cây đèn này; vì đó là ánh sáng công đức của vị Phật trong tương lai".

Lời dạy ấy của Ðức Phật đã làm cho nhiều đệ tử của Ngài muốn tìm hiểu ai là người đã cúng dường đèn ấy. Sau một cuộc điều tra kỹ càng, họ biết rõ người cúng dường cây đèn kỳ lạ ấy chính là một bà lão hành khất!

Câu chuyện này đến tai vua A Xà Thế. Nhà vua cho vời đại thần Kỳ Bà đến để thuật lại câu chuyện và hỏi:

- Kỳ Bà! Như khanh đã biết quả nhân làm rất nhiều công đức và cúng dường rất nhiều đèn nhưng không thấy Ðức Thế Tôn dạy gì về quả báo của quả nhân. Trái lại, bà lão hành khất chỉ cúng dường có một cây đèn lại được Ngài thọ ký là nghĩa làm sao?

Ðại thần Kỳ Bà đứng lên ngần ngại mãi không dám trả lời.

- Kỳ Bà! Ngươi đừng ngại gì cả, quả nhân muốn tìm hiểu những nguyên khuyết điểm chứ không bao giờ dám nghĩ kh484

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009

Rút hết tiền ra



Trong giờ học môn logic lớp 4, cô giáo đưa ra một tình huống: Có một người đàn ông câu cá trên thuyền giữa sông. Mất thăng bằng nên ông ấy ngã xuống sông và bắt đầu kêu cứu.

Ngừng lại một phút để cho cả lớp nắm được tình huống, cô tiếp:

"Bà vợ trên bờ nghe thấy tiếng kêu cứu của chồng. Biết rằng chồng mình không biết bơi và bản thân mình cũng không biết bơi, bà ta liền chạy thẳng đến một ngân hàng gần đó. Theo các em thì bà ấy đến đó để làm gì?"

Một bé gái giơ tay:

"Thưa cô, có phải bà ấy định rút hết tiền ra khỏi ngân hàng không ạ?"
1864

Thâm



Một sinh viên Tàu ở với một sinh viên Nga trong ký túc xá sinh viên. Sinh viên Nga ngày nào cũng dẫn bạn gái về chơi bời, bật nhạc to cả ngày đêm khiến anh sinh viên Tàu cực kỳ khó chịu, nhưng anh ta vẫn nhẫn nhục chịu đựng không nói năng gì.

Một hôm anh sinh viên Nga chợt tỉnh ngộ, lấy làm ân hận lắm ra tâm sự với anh sinh viên Tàu :

- Trong thời gian qua tớ làm phiền cậu quá thôi tớ hứa từ nay không dẫn bạn gái về nữa, không bật nhạc to để cậu yên tâm học hành.

Anh sinh viên Tàu cảm động lắm nói :

- Cậu đã biết nghĩ như thế tớ cảm ơn cậu nhiều lắm, thôi thì tớ cũng hứa với cậu từ nay tớ không đái vào nồi súp của cậu nữa.

1177

Góc vuông sôi



Thầy hỏi một trò lười:

- Em hãy nói nước sôi ở bao nhiêu độ?

- Thưa thầy ở 90 độ ạ.

Một trò khác ở cuối lớp đứng lên.

-Thưa thầy bạn ấy trả lời sai rồi ạ. Góc vuông mới sôi ở 90 độ chứ.



o O o


Một nhà buôn truy bài cậu con trai nhỏ:

- Hai nhân hai là bằng mấy?

- Tám.

- Dốt! Bằng bốn.

- Con biết rồi, nhưng nói thế là để cho bố còn mặc cả.
1134

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

Khách hàng nào cũng đúng



Ngày đầu vào làm ở một cửa hiệu, chàng nhân viên trẻ được ông chủ dặn dò:
- Anh đừng có quên, khách hàng bao giờ cũng đúng. Chẳng bao lâu, ông chủ nhận thấy, khách hàng vào cửa hiệu lập tức ra ngay không mua gì cả. Ông bèn hỏi nhân viên:
- Có trục trặc gì à? Sao họ đến mà chẳng mua gì cả?
- Thưa ông, họ đều nói giá hàng ở đây quá cao. Và theo lời ông dặn, tôi nói rằng họ đã đúng!
- ???
1809

Thầy cũng chịu



Thầy cũng chịu


Trong giờ toán:

Thầy: Em hãy cho thầy biết các thí dụ về đơn thức, nhị thức và đa thức.

Trò: Thưa thầy, tối qua nhà em ai cũng thức xem đá banh, đó là đa thức. Khi sắp hết hiệp một thì chỉ còn lại em và ba em xem, đó là nhị thức. Đến cuối trận chỉ còn mình em xem, đó là đơn thức.



o O o


Trong giờ sinh vật, thầy gọi:

- An, hãy cho thầy biết con người có bao nhiêu cái xương sườn?

- Thưa thầy, em không thể đếm hết được.

- Sao vậy?

- Tại đụng vào là em nhột.
31

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

À! Chuyện Chiêm Bao



Hàn Bán Thiên là một anh chàng nho, cựu học không thành danh, tân học cũng lỡ bước; lại có tính hay mơ tưởng những sự cao xa, không còn nghĩ đến tư cách, địa vị, thời thế mình là thế nào nữa. Có khi anh ta tưởng mình sẽ nên một nhà đại triết học, sẽ đem những học thuyết Âu Tây mà phá cho hết cái cựu học, cái mê tín của người mình. Có khi anh ta tưởng mình sẽ nên một nhà đại văn hào, sẽ đem luận thuyết, diễn thuyết, kịch bản, thi ca mà cổ xúy quốc dân cho mau mau lên đường tiến bộ. Có khi anh ta tưởng

mình sẽ nên một nhà đại kinh tế, sẽ lấy khoa học Âu Mỹ mà cải lương kỹ nghệ, mở rộng lợi quyền cho nước mình sẽ nên một xứ giàu thịnh. Có khi anh ta lại tưởng mình sẽ nên một nhà đại chính trị, khi chính quyền đã về đến tay mình sẽ dùng những phép nội trị ngoại giao của các nước văn minh bên Âu Mỹ, duy tân nước nhà mình lại. Mỗi khi mơ tưởng đến đấy thì anh ta đắc ý biết là dường nào. Bấy giờ trông người nào, vật nào cũng có cái cảnh tượng cổ võ âu ca, hi hi, hiệu hiệu
(#1).


Người vợ anh ta ở nhà quê làm ruộng đã phải mấy năm mất mùa; ra ở tỉnh buôn bán cũng bị thất bại. Nghề nghiệp gì cũng không có, tình cảnh tiêu điều mà anh ta cứ ngông ngông nghênh nghênh, cả năm không biết nghĩ gì đến cả. Một hôm người vợ bảo anh chồng:


- Người ta khổ một điều là không biết mình. Anh không xem việc sinh nhai của mình ngày nay gian nan biết nhường nào, cái mệnh vận tương lai của nhà mình chưa biết ngày mai có được như ngày nay không. Thế mà anh cứ mơ mơ màng màng, tơ tưởng những cảnh thiên đường cực lạc, có khi nước sâu lửa nóng ở đâu sau lưng mà không biết. Thôi này, nhà đã ba tháng nay chưa có tiền thuê, chủ nhà cho đòi đã nhiều lần, tháng này người ta sẽ đem đồ mình ra đường. Bấy giờ tôi xem anh đứng vào đâu mà nói chuyện văn minh nữa?


Hàn Bán Thiên cứ thủng thỉnh mà nói:


- Hôm nay đã là ngày mấy tháng mấy? Thấm thoắt mà đến ngày mở sổ Hồng thập tự đây. May ra ta trúng số thứ nhất sẽ có bốn vạn đồng bạc, chớ việc gì mà sợ. ấy mới sướng! Bấy giờ ta sẽ làm một nhà đại phú hào vậy.


Người vợ không nói gì nữa, cứ ngồi ghé một bên cái bàn, dưới bóng đèn mà vá cái áo rách. Hàn Bán Thiên cũng tựa án thiu thiu, ngủ đi lúc nào không biết.


Chợt nghe ngoài cửa có tiếng người lát sát (#2):


- Mừng ông đã phát tài. Ông đã trúng Hồng thập tự số thứ nhất. Chúng tôi báo tin cho ông.


Anh ta còn đương bỡ ngỡ, chưa biết thực hư, liền thấy mấy người nhà ngân hàng xe bạc đến, xếp vào đầy nhà, trồng trắng xoá đều là thứ bạc mới đúc. Người nhà ngân hàng giao cho anh ta nhận đủ bốn vạn đồng bạc, rồi cất mũ lui ra. Anh ta theo ra mà đóng cửa. Bấy giờ đêm đã khuya, không nghe gà kêu chó cắn, anh sợ hàng xóm có người dòm hành (#3), liền gài hết các chốt cửa lại và lấy ván mà chặn. Mình cứ đi đi lại lại chung quanh đống bạc. Mừng rỡ dị thường, chân nhảy tay múa như người phát điên phát dại.


Anh ta lại nghĩ: nay mình đã có một cái tài sản to tát như thế này, cũng phải tiêu dụng như thế nào cho hợp với phương pháp văn minh của những nhà lý tài bên Âu Mỹ. Nghĩ rồi liền lấy giấy bút mà làm một cái "dự toán biểu", liền phục xuống bàn mà viết:


Bốn vạn đồng bạc chia làm ba lô: lô thứ nhất một vạn để làm của công ích; lô thứ hai hai vạn để làm của cơ nghiệp; lô thứ ba một vạn để làm của dưỡng lão. Trong ba lô ấy có chín khoản như sau:


1 - Cúng vào các hội thiện 3.000$


Công ích 2 - Lập trường nghĩa thục 4.000$


3 - Mua phiếu quốc trái 3.000$


4 - Tậu ruộng vườn ao 5.000$


Cơ nghiệp 5 - Làm nhà ở 5.000$


6 - Vào hội thương 10.000$


7 - Lập trại biệt thự 3.000$


Dưỡng lão 8 - Sắm đồ trang sức 3.000$


9 - Mua hầu non 4.000$


Cộng 40.000$


Anh ta vừa viết đến khoản thứ chín, người vợ đứng ngay lên, trừng con mắt mà trông anh tạ Anh ta vội vàng cầm lấy tay vợ vừa cười vừa nói:


- Mình ơi, mình chớ có nghi ta, chớ nên ghen gổ (#4), dù ta có lấy năm hầu bảy thiếp, thì cái ái tình ta với mình cũng không có giảm đi chút nào. Chẳng qua cũng để là đồ "xa xỉ phẩm". Vì ta vẫn chủ trương cái nghĩa nhất phu nhất phụ; Việc gì mà mình lo.


Người vợ giận lắm nói rằng:


- Có khi anh này hóa điên hay là mê ngủ. Hai vợ chồng bơi chải cả ngày còn lo chưa đủ được một ngày hai bữa, lại còn có con nhà vô phúc nào, bạc mệnh nào còn vào đây ngồi khóc với mình nữa hay sao? Thôi! Hãy đưa cái áo ngoài của anh đây cho tôi, để đi gửi lấy mấy đấu gạo mà thổi bữa cơm sáng.


Anh ta nghe người vợ nói sực tỉnh, thấy mình vẫn ngồi tựa vào cái bàn. Đống bạc trắng xóa lúc này đã đi đâu mất cả. à, chuyện chiêm bao.


Hàn Bán Thiên tỉnh dậy rồi, người vợ cười mà nói:


- Cái chiêm bao tốt lành của anh cũng có giá trị đấy, có thể dùng làm tư liệu một bài "đoản thiên", sao chẳng chép mà bán cho mấy nhà biên tập sở tạp chí, kiếm năm ba đồng bạc mà tiêu xài?


Anh chồng cũng nhếch mép mà cười, gật đầu nói rằng: "Phải".

2908

Sợ không kham nổi phần thưởng



- Đây có phải rìu của con không?
- Thưa Bụt, không phải rìu của con. Bụt lại lặn xuống nước mò lên một cái rìu bạc, chàng tiều phu vẫn không nhận. Lần thứ ba, Bụt mò lên cả ba chiếc rìu vàng, bạc và sắt, anh chỉ nhận chiếc rìu sắt là của mình. Thấy anh nghèo túng mà thật thà chất phác, Bụt liền cho anh cả ba chiếc rìu... ... Vài năm sau, tiều phu nọ đi dạo cùng vợ trên bờ sông xưa, không may cô vợ trượt chân ngã xuống nước. Anh chàng thở phào nhìn xoáy nước, định bỏ về thì Bụt lại hiện ra bảo:
- Ta sẽ mò vợ lên cho con, đừng buồn! Anh tiều phu chưa kịp mở miệng thì Bụt đã hiện lên trên mặt nước cùng Cindy Crawford và hỏi:
- Đây có phải vợ con không? Tiều phu loạng choạng suýt ngã, tim đập thình thịch, vội vàng lí nhí:
- Dạ phải...
- Nói dối! Ta sẽ trừng phạt ngươi! Trước cơn thịnh nộ hiếm thấy của Bụt, chàng đốn củi tội nghiệp quỳ xuống nghẹn ngào:
- Mong Bụt hiểu cho, nếu con nói "không" thì Người lại mang lên Claudia Schifer và tiếp tục "không" thì người sẽ vớt đến vợ con, khi ấy con mà bảo "đúng" thì Bụt lại cho con cả ba nàng. Thế thì con chết mất! Không thể nào kham nổi! Hu hu!
1764

Chứng cứ ngoại tình



Anh chồng đệ đơn ra toà xin ly dị vì vợ ngoại tình. Tại phiên xử, quan toà hỏi:

- Anh có bằng chứng gì mà kết luận vợ anh ngoại tình?

- Dạ, hôm đó tôi về khuya, khi bấm chuông thì nghe cô ta nói: "Yêu ơi, đợi em một chút!"

- Như thế thì đâu phải ngoại tình.


- Nhưng tên tôi là Trung, chứ có phải là... Yêu đâu ạ.


- !!!
1356

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009

Xin lại bộ yên cương



Đôi vợ chồng người Texas đi săn hươu. Đây là lần đầu tiên anh chồng cho vợ đi theo. Cô vợ nấp ở bìa rừng, cách chỗ anh chồng chừng 100 thước. Nghe một tiếng nổ lớn từ chỗ nấp của vợ, anh chồng chạy đến thì thấy vợ mình chĩa súng vào người đàn ông đang đứng bên một con thú trúng đạn, cô này quát lớn:
- "Con hươu" đó là do tôi hạ! Tôi thách anh sờ vào nó đấy! Anh chàng kia mặt mày xanh mét gật đầu lia lịa và nói:
- Được rồi, được rồi... Nó là "con hươu" của cô. Nhưng để tôi lấy lại bộ yên đã!
2210

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Cách giải thích tốt nhất



Nửa đêm, có tiếng đập cửa thình thình. Vị linh mục ra mở cửa nhà thờ và thấy một thanh niên trẻ tuổi đứng đó, ướt mèm và run rẩy vì lạnh.

- Thưa Đức Cha! - Chàng trai trẻ lên tiếng. - Con muốn lấy vợ. Xin Cha hãy làm hôn ước cho chúng con.

- Được thôi! - Linh mục nhận lời, dù hơi ngỡ ngàng vì lời đề nghị khác thường, giữa đêm hôm khuya khoắt. - Con bao nhiêu tuổi rồi?

 - Con 22 tuổi, thưa Cha!

- Còn tuổi của cô dâu? - Linh mục hỏi tiếp.

- Cô ấy 15 tuổi.

- 15? Như vậy là quá trẻ! Cho phép các con cưới nhau thì ta sẽ phạm luật...

- Vâng. Con biết! - Chàng trai nói. - Cha vui lòng giải thích điều đó với người đàn ông đang cầm khẩu súng cưa nòng đứng cạnh cô ấy có được không?

1024

Người lùn hơn vợ



Người lùn mới cưới vợ, lúc lên giàn, hôn vợ hơn một trăm cái mà vẫn chưa thôi.


Vợ hỏi sao vậy? Nó nói: "Chớ để tao xuống dưới rồi, mai tao lên chưa tới đây đa!"

371

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Điều không tính đến



Nhân dịp nghỉ hè, Robert và Raymond cùng nhau đi leo núi. Khi họ đến nơi thì xảy ra một cơn bão, hai người đành tìm chỗ trú tại một biệt thự lớn. Chủ nhân ngôi nhà, một phụ nữ xinh đẹp, nói rằng họ chỉ có thể qua đêm trong nhà kho ngoài vườn, vì cô đang chịu tang chồng.

Chín tháng sau, Robert gọi điện cho Raymond:

- Raymond này, anh có còn nhớ cái đêm mà chúng ta buộc phải ngủ trong nhà kho không?

- Nhớ, rồi sao?

- Anh có còn nhớ nữ chủ nhân xinh đẹp của tòa biệt thự lớn?

- Nhớ chứ...

- Anh có còn nhớ là đêm hôm đó, khi tôi đang ngủ thì anh lén đột nhập vào phòng cô ấy không?

- Nhớ... Raymond hạ giọng lo lắng.

- Để tránh tai tiếng, anh đã lấy tên và địa chỉ của tôi để tự giới thiệu với cô ấy?

- Có lẽ... mình nên xin lỗi cậu. Đầu dây bên kia ngập ngừng.

- Không, tôi phải cảm ơn anh, vì cô ấy vừa từ trần và để lại cho tôi tòa nhà cùng 10 triệu đôla!

- !!!2630

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

Chồng keo vợ kiệt



Có một anh chồng rất keo kiệt. Một hôm đi làm được nửa đường anh sực nhớ chưa tắt chiếc đèn dầu ở nhà. Sợ vợ quên, anh lập tức quay về. Ðến nhà anh không dám vào, vì sợ mở cửa, cửa sẽ chóng hỏng. Anh đứng ngoài dặn vợ tắt đèn. Bà vợ nghe thấy tiếng chồng bèn trách: "Ði được nửa đường rồi mà còn quay về làm gì thêm mòn giày!". Anh chồng liền nói ngay:
- Không lo, tôi toàn xách giày thôi, chỉ đi đất về dặn mình tắt đèn đấy!.344

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

Tác dụng mạnh



John bị mất ngủ trầm trọng, cứ gần sáng mới thiếp đi, vì thế anh hay đi làm muộn. Các loại thuốc ngủ thông thường không có tác dụng với anh. Hôm thứ bảy, anh đi khám, bác sĩ cho một loại thuốc ngủ cực mạnh. Tối chủ nhật, trước khi đi ngủ, John uống thuốc rồi đặt đồng hồ báo thức cẩn thận, tự nhủ: "Ngày mai mình nhất định không đi làm muộn nữa!".

Quả nhiên lần này anh ngủ rất ngon giấc. Khi tỉnh dậy vẫn chưa đến giờ làm. Anh thong thả thưởng thức bữa sáng rồi tươi tỉnh đi làm. Anh đắc chí bước vào phòng của sếp:

- Cuối cùng tôi cũng đã dậy sớm được rồi. Từ nay tôi sẽ không đi làm muộn nữa!

- Rất tốt! - Sếp vỗ vai John mỉm cười nói - Thế hôm thứ hai cậu đi đâu?


2505

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Chữ của thầy cả!



Chữ của thầy cả!


Giờ kiểm tra. Cả phòng im phăng phắc. Có tiếng thì thào:

- Chữ viết tắt TV là gì hả mày? Ti vi hay thực vật?

- Thằng ngố, im mồm! Cứ chép đi! Thầy tự khắc sẽ hiểu chứ không... ngu như mày đâu!

... Lớp lại im phăng phắc.



o O o


Thày giáo hỏi:

- Trong năm học vừa qua, nhân vật nào gây ấn tượng mạnh nhất đối với các em?

Một học trò trả lời:

- Thưa thày, Napoleon ạ.

Trò khác:

- Thưa thày, Lincoln ạ.

Đến lượt John, cậu bé cứ ấp úng mãi:

- Thưa thày... bố em ạ..., nhất là lúc bố xem điểm tổng kết cuối năm của em.
27

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

Nhân viên văn phòng



Trong công viên, một người phụ nữ trung niên ngồi nghỉ trên ghế đá. Một người đàn ông đứng tuổi ngồi xuống bên cạnh:
- Xin lỗi, chẳng hay bà có phải là nhân viên văn phòng? Người phụ nữ ngạc nhiên:
- Đúng thế! Sao ông đoán được?
- Nhìn cái mặt đần đần. Người phụ nữ tức giận:
- Mặt ông đần thì có! Người đàn ông buồn rầu:
- Thì tôi cũng là nhân viên văn phòng.
2321

Biết hết sự thật rồi!



Một chú bé được một cậu bạn cùng lớp rỉ tai rằng tất cả người lớn đều có những bí mật riêng và rất dễ tống tiền họ bằng câu: "Tôi biết tất cả sự thật". Về nhà, chú bé quyết định sẽ thử điều này với mẹ:

- Con đã biết tất cả sự thật.

- Đừng nói gì với bố nhé!

Mẹ cho cậu 10 nghìn đồng. Hiệu nghiệm quá, bố đi làm về, cậu lại đọc "thần chú" vào tai ông. Ông bố ngay lập tức rút ví cho cậu 50 nghìn đồng cùng một đề nghị giữ kín chuyện. Vô cùng hài lòng với phương pháp kiếm tiền mới của mình, hôm sau, khi gặp bác đưa thư trước cửa nhà, cậu nói ngay:

- Bây giờ tôi đã biết tất cả sự thật rồi!

Bác đưa thư đứng lặng người, cặp kính trắng mờ đi, ông giang hai tay ra và nghẹn ngào nói với cậu bé:

- Nếu con đã biết hết sự thật rồi thì... lại đây với bố đi con!

1040

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

Biết ơn loài vật



Ở một trường nữ sinh, các cô gái đang nghe một giáo sư già giảng bài. Giáo sư nói:

- Thưa các cô, nói chung, giới đàn bà cần phải luôn tỏ lòng biết ơn các loài vật!

- Thưa giáo sư, vì sao ạ? - Một cô đứng lên hỏi.

- Bởi vì, như các cô biết, các loài thú cho các cô bộ lông để làm áo khoác. Những con ốc con sò ở biển trở thành đồ trang sức của các cô. Loài cá sấu cho các cô bộ da để làm túi xách!

- Thôi, thôi, chúng em rõ rồi ạ! - Một cô kêu lên.

- Chưa đủ - Giáo sư nói tiếp - Còn điều này quan trọng nhất: Có một lũ lừa luôn làm ra tiền để các cô tiêu!2674

Hãy nghe con trẻ nói



Misa kể lại câu chuyện cừu và chó sói vừa học ở trường cho bố mẹ nghe. Bố nói: - Con thấy chưa, nếu con cừu vâng lời mẹ, không bỏ đi chơi xa thì đâu bị chó sói ăn thịt.

- Vâng, nhưng nếu nó nghe lời mẹ ở nhà thì tới Giáng sinh, chúng ta cũng làm thịt nó thôi.



o O o


Mở Hộp Cá

Bà mẹ mở hộp cá "Sácđin" và nói với cậu con trai:

- Cá Sácđin này bây giờ quý hiếm lắm, tại cá lớn ăn nó gần hết rồi.

Cậu con trai liền hỏi:

- Mẹ ơi. Những con cá làm thế nào mở được hộp cá mẹ nhỉ?
1891

Công Đức Sám Hối



Chúng sanh khi xả báo thân này thì thọ báo thân khác. Nếu trong khi tìm thọ thân khác mà chưa đủ nhân duyên thì thân nầy chưa xả. Ví như con sâu đo, trong khi đàng đuôi bám chặt một nơi thì đàng đầu ngóc lên tìm kiếm. Hễ đàng đầu tìm được chỗ mà bám xuống thì đàng đuôi mới nhả ra. - Con người trong lúc nằm thiêm thiếp chờ chết, chính là lúc nghiệp thức tìm kiếm nơi thác sanh. Nếu được nơi rồi thì liền chết, bỏ xác thân nầy mà thọ thân khác.

Thuở xưa, đời nhà Lương, vua Võ Ðế, có quen với một vị Hòa thượng, hiệu là Chí Công, hằng ngày trò chuyện với nhau rất thân thiết.

Hoàng hậu tên là Hy Thị, thấy vậy, bèn can gián vua đừng chơi với người ngu tăng ấy, nhưng vua Võ Ðế chẳng hề nghe, cứ giao du như thường. Hoàng hậu giận lắm, toan lập mưu hại ngài Chí Công, bèn lén dùng thịt chó làm nhân bánh, rồi sai người đem bánh ấy đến chùa mà trai tăng.

Ai ngờ Hòa thượng Chí Công đã biết trước, nên dự sắm áo tràng rộng tay, làm bánh chay bỏ vào, rồi  khi trai Tăng lén bỏ bánh mặn trong tay áo, lấy bánh chay ra ăn.

Bà Hi Thị đợi tin Hòa thượng ăn rồi, tức thì tâu với vua rằng: "Bánh ấy thiếp dùng thịt chó làm nhân, ông Chí Công ăn mà không biết, thiệt là người phàm ngu muội, không có đạo đức trí tuệ gì cả, nay bệ hạ còn làm bạn nữa chăng?".

Vua nghe nói nổi giận, liền mang gươm đến chùa mà giết Hòa thượng.

Khi ấy, ngài Chí Công cũng đã biết trước, nên ra ngoài cửa chùa đứng đợi.

Lúc vua ngự đến trông thấy Hòa thượng thì hỏi rằng: "Ông ra đứng đây mà làm chi?".

Ngài Chí Công đáp rằng: "Bần tăng biết bệ hạ đến giết bần tăng, nên bần tăng ra đây đứng đợi. Nếu Bệ hạ mà vào chùa mà giết hại, thì ô uế chốn Già lam càng tội nghiệp lắm!".

Vua nghe nói kinh hồn chấp tay niệm Phật và sám hối, rồi liền mời Hòa thượng vào chùa mà hỏi rằng: "Ngài đã tiên tri được như vậy, vì sao còn ăn lầm bánh thịt chó mà không biết?".

Ngài Chí Công bèn đáp rằng: "Muôn tâu Bệ hạ! Bần tăng có ăn đâu!"

Tâu rồi Ngài liền thỉnh vua ra sau vườn, dạy người đào lấy bánh thịt chó lên, thấy vẫn còn đủ 120 cái. Hòa thượng bèn lấy nước Tịnh thuỷ phun vào, tức thì mỗi mười bánh hiệp lại thành một con chó, hình thể vận động như thường.

Vua thấy vậy thất kinh, mới biết pháp lực thần thông của Ngài Chí Công thiệt là cao cường quảng đại, liền trở vào chùa hết lòng lễ sám hối những sự lỗi lầm. Từ ấy Võ Ðế càng yêu mến Hòa thượng Chí Công hơn ngày trước nữa; trái lại bà Hy Thị thấy thế lại càng giận thêm, nên khiến kẻ hầu hạ đến chùa lấy kinh sách đem ra đốt hết.

Ðến niên hiệu Thiên Giám, bà mang bệnh nặng rồi phải từ trần, rồi bào thai làm con rắn mãng xà ở sau hậu cung ẩn mình không cho ai thấy, thừa khi ban đêm, bà lại mách điềm chiêm bao cho vua Võ Ðế hay rằng: "Khi thiếp còn sống ăn ở bất nhân, tổn vật hại người, làm điều tham độc. Vì cớ ấy nên nay thiếp phải làm thân mãng xà, thân đã dài, vóc lại lớn, bò lết không nổi, đói không có chi ăn, khát chẳng có chi uống, cực khổ nhiều bề, còn mỗi trong chân vảy lại có thứ độc trùng đeo vào cắn rứt da thịt, đau thắt ruột gan thật là khó chịu! Thiếp nghĩ vì thiếp cùng Bệ hạ vẫn là tơ duyên chỉ nợ, tình vợ nghĩa chồng, mà nay thiếp bị đọa ra thân súc sanh thế này, Bệ hạ nỡ nào hưởng thọ phú quý một mình mà không tìm phương chi cứu thiếp, nên xin Bệ hạ từ bi thỉnh thầy làm chay độ giải cho thiếp, may nhờ Phật pháp hộ trì, thoát ra khỏi vòng ác báo, thì thiếp cảm ơn đời đời".

Vua Võ Ðế nghe rồi, bèn thức dậy rầu rĩ khóc lóc một hồi; sáng ra liền truyền lệnh rước các thầy Sa môn nhóm tại điện mà hỏi rằng: "Vậy trong hàng chư tăng, ai có phép chi cứu giải Hoàng hậu khỏi điều tội khổ chăng?".

Hòa thượng Chí Công tâu rằng: "Muôn tâu Bệ hạ! Tội của Hoàng hậu rất nặng, xin Bệ hạ hãy thiết lập đàn tràng lễ bái sám hối, thì mới cứu được".

Vua Võ Ðế bằng lòng, liền cầu Hòa thượng Chí Công soạn ra mười quyển sám văn, rồi thiết đàn trong cung là chay ba tháng, cầu sám cho Hoàng hậu. Có một hôm kia, khi trai đàn gần mãn có mùi hương nồng nã bay khắp trong cung điện. Vua Võ Ðế ngước mắt ngó lên trời, thấy có một nàng con gái, nhan sắc tuyệt trần, đứng giữa hư không mà chấp tay tâu cùng vua rằng: "Thiếp nhờ công đức của Bệ hạ cầu sám hối đã thoát được thân mãn xà mà sanh về cõi trời Ðao Lợi. Nên thiếp phải hiện thân ra cho Bệ hạ thấy để làm chứng nghiệm vậy - Thôi, mấy lời cảm tạ, kính chúc Bệ hạ ở lại bình an". Bà nói rồi liền ẩn mình không thấy nữa.

Khi ấy vua Võ Ðế nửa mừng nửa khóc, khôn xiếc sự tình bèn lui vào cung mời Hòa thượng Chí Công mà hỏi rằng: "Hoàng hậu của Trẫm buổi còn sống, hết sức thù ghét Hòa thượng là túc duyên làm sao mà gây ra cừu oán như vậy?".

Ngài Chí Công tâu rằng: "Muôn tâu Bệ hạ! Sự cừu oán duyên do kiếp trước có một vị Trú trì và một vị Giám tự ở chung một chùa. Trong chùa ấy có cái đôn để nước, dưới chân cái đôn có con thiện trùng thường thường kêu trong khi ban đêm; tiếng kêu của nó inh ỏi như thể tiếng con dế hay con vạt sành vậy. Thường khi ông Trú trì tới đó lấy nước súc miệng, rửa mặt thì cũng chú nguyện cho con ấy mau mau thoát đặng cái thân súc vật, mà sanh về đường nhân luân.

Một bữa kia ông Trú trì đi khỏi, ông Giám tự ghét con thiện trùng đêm nào cũng kêu, và làm cho lòng ông không được thanh tịnh và chẳng cho ông ngủ thẳng giấc, nên ông bèn bắt con ấy, lấy dao cắt ngang giữa lưng làm hai, rồi cũng bỏ lại dưới chân đôn như cũ.

Qua bữa sau ông Trú trì về, trót đêm không nghe tiếng con thiện trùng kêu nữa, bèn kiếm dưới chân đôn, thì thấy nó đã chết rồi. - Ông thương khóc, niệm Phật chú nguyện cho nó và lấy một miếng vải đỏ buộc vào chỗ lưng bị cắt, rồi đem chôn sau vườn chùa.

Muôn tâu Bệ hạ! Con thiện trùng ấy tức là kiếp này làm thân Hoàng hậu; còn vị Giám tự là kiếp này làm thân của Bần Tăng đây. - Vì vậy oan gia gặp nhau toan đòi nợ trước, nếu tôi kiếp này tu hành lơ láo, thì có thể nào thoát ra khỏi tay của Hoàng hậu!".

Vua Võ Ðế nghe nói liều gật đầu mà đáp rằng: "Hèn gì Hoàng hậu của Trẫm thường thường buộc sợi dây đỏ ngang lưng, không khi nào rời bỏ, mà Trẫm không biết cớ làm sao. - Có một đêm Hoàng hậu ngũ mê, Trẫm lén mở sợi dây ấy ra, thì Hoàng hậu nói rằng đau lưng, rồi lấy dây ấy buộc lại vào, tức thì không đau nữa. Nay Hòa thượng bày tỏ sự túc trái như vậy, thì biết Phật nói "NHÂN QUẢ" thiệt là không sai".

Từ ấy, vua Võ Ðế lại càng tin tưởng Phật pháp, trọng đãi Chúng Tăng và nguyện một lòng phụng sự Tam Bảo...


Hết
490

Sợ vợ đẻ



Có một anh thấy chó đẻ dữ lắm, tới nhà ai có chó đẻ thì phải cầm gậy, phòng nó cắn. Một hôm vợ đẻ, anh ta nghĩ rằng chắc người đẻ cũng dữ như chó đẻ, nên anh ta không dám bén mảng đến chỗ vợ nằm, luôn luôn có cái gậy để bên cạnh phòng khi bất trắc, Tránh mãi cũng không được, một lần chị vợ gọi anh ta mang cơm vào. Anh ta sợ quá, một tay cầm gậy một tay cầm bát
cơm, lấm lét bước vào. Chị vợ trông thấy điệu bộ như vậy, liền nhăn răng ra cười. Anh ta thấy thế, tưởng vợ sắp cắn, vội vứt cả gậy, cả bát cơm, bỏ chạy mất.

404

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Sân Nhà







Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, "nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy…".

Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường… Và con có cả một vạt sân vàng nắng…

Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. Phía bìa sân, ba đặt cái bàn thờ Thông Thiên nho nhỏ, bát cắm nhang để giữa hai hũ gạo, muối (hết thảy mấy thứ đó cũng nhỏ xíu), buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang bay lãng đãng trước nhà. Ranh giới giữa sân với vườn rau là những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng. Sát hàng ba có một luống hẹ kiểng, trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa. Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà. Nhưng tôi chẳng có gì tiếc nuối khi nhà mình chẳng có mai, đào… Vạn thọ cũng có cái vui của vạn thọ (câu này tôi học trong Gala cười 2003 : "Bánh giò cũng có cái giá của bánh giò"), bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn "bức tranh" sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ ôn vậy không biết, viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và… chơi chuyền).

Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới. Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ. Nước lên săm sắp, ba phải kê đá tảng để có lối đi vào nhà. Không còn chỗ chơi rượt bắt, nhảy dây…, tôi bắc cái ghế ngồi học bài ngoài hàng ba, lâu lâu lại ngóng phía chân trời, coi xuyên qua đám mưa mịt mùng kia, có tia nắng nào hửng lên không ? Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân - thiên - đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi.

Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng… Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là lồng lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc.

Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân ạch đụi nhảy dây. Suốt một mùa hạn, đám vú sữa đất mọc trên mặt sân chẳng thể nào ra lá mới, coi xo cò, tội nghiệp…(thì có sáng nào, chiều nào mà đám trẻ không chạy nhảy ở đó đâu). Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ (mà, hỏi "lý lịch" của chúng, lắm khi tôi còn không nhớ hết); da vừa đen vừa mốc cời mốc thếch vì lấm lem bụi đất. Lúc tan bạn rồi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm…
Có bữa thấy tôi bưng tô cơm vắt vẻo ngồi ăn trên chạc ba của cây trứng cá, má bực quá, má rầy, "con nhỏ này chỉ thiếu nước ôm mùng chiếu ra ngoài sân ngủ"…

Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt trời lặn, đón trăng lên… Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà. Buổi chiều, má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, má than (mà cười): "Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn"… mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai. Độ gần cuối tháng 10, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc.
Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình. Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân - thiên - đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan…

Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao

1475

Thi vấn đáp tú tài môn vật lý



Thí sinh đầu đi vô. Ông thầy hỏi:

- "Cái nào nhanh hơn, ánh sáng hoặc âm thanh ?"

Đáp: "Tất nhiên là âm thanh !"

Hỏi: "Căn cứ vào đâu ?"

Đáp: "Khi em bật ti-vi lên... trước tiên em nghe được tiếng... sau đó mới thấy hình."

Thầy: "Rớt. Mời thí sinh kế tiếp."

Thí sinh kế đi vô và cũng bị hỏi y chang như vậy.

Đáp: "Dĩ nhiên là ánh sáng!"

Thầy (cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe câu trả lời): "Em có thể giải thích tại sao không?"

Đáp: "Khi em bật ra-đi-ô... em thấy cái đèn đi-ốt cháy sáng lên trước... sau đó mới nghe âm thanh."

Thầy: "ĐI RA! Rớt! Kêu thí sinh cuối vô!"

Lần này thầy giáo moi ra đèn pin và cái còi. Trước mặt học trò ông ta bật đèn và bấm còi cùng một lúc.

Hỏi: "Em nhận được cái gì trước: ánh sáng hoặc âm thanh?"

Đáp: "Ánh sáng."

Hỏi: "Tại sao?"

Đáp: "Dễ ợt! Đôi mắt con người nằm trước hai lỗ tai"1122

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2009

Cận thị



Ba người cận thị đi ngang qua tiệm kia, ngó lên thấy trước tiệm có tấm biển hiệu tiệm là Sơn Long. Anh đi trước nói:

- Tiệm đây có bán Song Lang hé!

- Phải đâu, họ để hai chữ Sà bông mà! - Anh đi sau nói.

Hai người cãi nhau một lúc lâu mới thỏa thuận rằng sẽ hỏi anh sau này có nhãn lực hơn mình.

Người sau ngó lên một hồi lâu rồi nói:

- Hai anh đều lầm hết. Tôi coi trên đó có biển gì đâu!!!1963

Đổ rác



Cậu C tiện tay tuồn một đống rác xuống góc tường.

"Nè! Anh ơi! Không được đổ rác ở đây!" một nhân viên vệ sinh trông thấy chỉ lên hàng chữ trên tường nhắc nhở.

"Tôi biết rồi!" cậu C khinh khỉnh trả lời.

"Biết rồi tại sao còn đổ rác?"

"Tường viết như vậy nhưng tôi đâu có đổ rác lên tường?"
922

Tình huấng bất ngờ



Một anh lính xin về phép 2 ngày, lấy lý do sắp được làm bố. Khi quay về đơn vị, viên tướng hỏi:
- Vợ anh sinh con trai hay gái?
- Tôi cũng chưa biết. Phải 9 tháng 10 ngày nữa cơ ạ!


***
 


Cảnh sát chặn một chiếc xe và đề nghị tài xế thử độ cồn bằng cách thổi vào máy kiểm tra. Kết quả dương tính. Anh này cãi máy hỏng, khăng khăng mình không uống rượu. Cảnh sát liền cho vợ anh ta thử, kết quả cũng vậy. Cục chẳng đã, đứa con của họ đang ngồi đằng sau xe cũng bị lôi ra thử. Kết quả y chang. Viên cảnh sát lấy làm xấu hổ đành để họ đi.


Được một đoạn, anh chồng quay lại nói với vợ: "Thế mà em cứ cấm anh cho con uống rượu".

428

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2009

THÚ HOANG









Đó không phải là căn nhà hoang. Chỉ vì cái vẻ u tịch thanh vắng của nó mà người ta cảm thấy vậy thôi.
Chung quanh, năm dặm vuông, không một bóng người. Thỉnh thoảng có xe qua lại thì đó là xe của những người ở xa đến cắm trại nơi một công viên tọa lạc cuối con đường chạy ngang trước nhà anh.
Nói “nhà anh” thì nghe kêu quá, vì anh đâu có nhà cửa gì. Anh chỉ là kẻ giữ nhà cho người ta mà thôi. Chủ nhà là chỗ quen biết, tin cậy anh nên mới giao cho căn nhà và thửa vườn rộng thênh thang này. Căn nhà mới mua lại của một gia đình người Mỹ. Chủ mới thì bận công việc ở phố—kinh doanh hay gì đó anh nào biết—lâu lâu mới về ăn một miếng, đánh một giấc, nói chuyện gẫu với anh một chút rồi phóng xe đi. Dĩ nhiên anh khỏi phải trả tiền nhà mà chủ nhà cũng khỏi phải trả tiền thuê cho cái công giữ nhà của anh. Đôi lúc anh cũng thắc mắc rằng ông ta mua căn nhà này làm gì mà không ở. Có lẽ mua để cho thuê, hoặc mua để chờ giá nhà lên thì bán lại kiếm lời. Mua để cho thuê thì chắc là không đúng vì nơi này xa xôi hẻo lánh quá ai mà chịu đến ở. Để bán thì có lý hơn. Nhưng thôi, chuyện người ta anh chẳng muốn xía vào làm gì. Thuê hay bán cũng chẳng ăn nhập gì đến anh cả. Giao kèo bằng miệng giữa anh với chủ nhà là anh sẽ ở đây một năm miễn phí và trách nhiệm của anh là thỉnh thoảng lau chùi trong nhà, tưới sơ ba chậu kiểng ngoài vườn, và có ai gọi điện thoại tới hỏi ông chủ nhà thì nhớ lấy message, tức là nhớ hoặc ghi lại những gì người gọi muốn nhắn lại với ông ấy. Thế thôi, còn chuyện ông mua nhà làm gì thì mặc ông.
Tuy nhiên, không muốn nghĩ tới cũng phải nghĩ. Một thằng tị nạn mới từ đảo qua còn ăn trợ cấp, chưa vào đại học, rảnh rỗi như anh, có quá thừa thì giờ để suy nghĩ đủ chuyện. Mà chuyện trước mắt là chuyện cái căn nhà mà anh đang sống đây. Chẳng biết chừng căn nhà này có cái gì bất thường—như ma quỉ hay yêu tinh chẳng hạn—khiến chủ cũ bán vội mà đi và chủ mới mua rồi, thấy hớ, chẳng dám ở. Nghĩ vậy, anh cũng thấy ớn ớn. Một mình trong căn nhà sáu phòng ngủ và một phòng khách rộng rinh, anh phải chia cho mỗi phòng được tiếp anh một đêm. Tính luôn một đêm ngủ trên xa-lông phòng khách thì cũng vừa khít một tuần chạy quanh. Như vậy, mỗi tuần, anh chỉ ngủ trong phòng (mà chủ nhà đã chỉ định như là phòng của anh) một đêm. Chủ nhà chẳng bảo anh ngủ vòng quanh các phòng như thế. Chỉ là ý anh thôi. Có lẽ anh làm vậy để căn nhà, với các phòng, sẽ có vẻ như quen thuộc, xóa đi cái cảm giác nó bị boỏhoang ít nhất là một thời gian nào đó trước đây. Phòng nào cũng sẽ có hơi người và vết tích của sự sống—dù là sống trong giấc ngủ—phảng phất trong đó. Ngủ lòng vòng các phòng như thế đã gần một tháng mà anh chẳng thấy yêu ma gì. Nhà cửa ở Mỹ mà, tìm con muỗi, con gián cũng khó, nói chi con ma. Mà thôi, đừng nhắc tới chữ MA nữa, thấy ớn quá, anh tự nói với mình như vậy.
Nhưng rõ thật khung cảnh thâm u của núi rừng bao bọc, ngày như đêm vắng ngắt như tờ, khó mà ngăn nổi sức tưởng tượng của một kẻ độc thân tương đối nhàn rỗi. Ban đêm, đang nằm đọc sách, cứ nghe tiếng gì rục rịch có vẻ khác thường nơi đâu là anh xách đèn bin tìm tới, rọi, nhìn; cũng không bao giờ quên mang theo một cây gậy phòng thân: gặp ăn trộm thì xán cho nó một cái; gặp cướp gõ cửa hay phá cửa thì cứ việc nhắm số điện thoại cấp cứu “911” mà bấm; còn như gặp ma thì... “Làm thế nào nhỉ? Chạy?” anh tự hỏi rồi thử tưởng tượng có một con ma đứng trong xó tối hành lang thấy mình thì nhăn răng cười (chứ không phải nhe răng dọa dẫm như thường thấy trong phim ảnh), và rồi chắc anh cũng nên cười nhẹ một cái đáp lễ hoặc giả đò không thấy, cứ việc vào phòng đóng cửa trùm chăn thôi. “Cha”, anh nhủ thầm, “thực ra thì nhăn răng cười còn rùng rợn hơn là nhe răng nanh mà dọa gấp trăm lần.” Điều kỳ lạ là từ nhỏ đến giờ hễ nghe thấy cái gì bị gán cho là có ma quỉ, anh nhất định tìm tới ngó cho bằng được. Anh sợ ma thật, nhưng không có cái tật sợ trước khi nhìn rõ đó là con ma hay chỉ là bụi cây, cái áo, cái quần phất phơ trước gió. Hồi trước, lúc còn ở Việt Nam, có lần anh và một người bạn đi chơi về khuya trên một con đường làng có những bụi tre kẽo kẹt đong đưa chung quanh nghĩa trang. Thằng bạn làm bộ tỉnh, nói chuyện om sòm như thể ta đây anh hùng lắm vậy, trong khi đôi mắt hắn cứ ngó chằm chằm dưới đất mà bước, chẳng dám liếc qua liếc về. Phần anh, thấy cái gì khả nghi là anh đứng lại, nhìn. Thằng bạn quá bước phaả lật đật quay lại chụp cùi chõ anh, hỏi:
“Gì vậy?”
“Tao thấy cái gì nhúc nhích trong kia.”
“Kệ nó, đi về mau!”
Hắn thường to tiếng để lấp cái sợ, mà anh thì lại thấy cần phải nhìn thẳng vào sự đe dọa nào đó để biết chân tướng nó. Về tới nhà hắn mới dám nói câu này:
“Lần sau đi đường mày đừng đứng lại ngó ngó chỉ chỏ cái gì hết nghen, thấy ớn. Giả như mày thấy con ma ở đó thì sao?”
“Thì xỉu. Còn hơn là để nó cứ lờn vờn theo mình hoài.”
Quả đúng như vậy, lập trường của anh đối với ma quỉ rất dứt khoát: thà thấy rõ nó rồi xỉu ngay lập tức còn hơn để cái vô hình của nó rà theo mình riết rồi mình bỏ chạy. Cứ tưởng tượng cái cảnh bị ma đuổi, anh đã thấy lạnh xương sống. Nó sẽ chận đầu này, chận đầu kia. Nó chỉ giỡn vậy thôi chứ thực ra mình chạy đâu có thoát, nó có phép mà, ai cũng nói vậy. Chạy cho bán mạng rồi cuối cùng mình cũng bị nó bắt kịp, và mình xỉu. Thế thì xỉu trước cho rồi chứ chạy chi cho kéo dài nỗi kinh hoàng đó! Cũng cùng lý luận đó, anh thấy có lẽ ngán nhất là bị đuổi bởœi một con ma cụt giò. Phải chi nó chạy nhanh, bắt kịp mình để mình xỉu luôn cho khỏe; đàng này, nó chạy cà nhót, té lên té xuống, làm bộ như là theo không kịp, rồi bỗng vụt một cái, đứng chình ình trước mặt, nhe răng... cười. Ôi, có lẽ Thượng đế sinh ra loài ma để cho cuộc sống thêm phần sinh thú hồi hộp đó mà. Nhưng ngài có biết đâu hình ảnh một con ma cũng làm giảm thọ nhiều người trên đời!
Cho đến lúc này, có lẽ anh cũng chẳng khác xưa là bao. Ngán thì ngán, nếu phải gặp; còn không gặp thì dĩ nhiên là chẳng có lý do gì để sợ. Có điều, bây giờ anh tin rằng nếu phải chạm trán một con ma hay quỉ yêu gì đó, ắt hẳn sẽ có một cuộc đối thoại. Anh sẽ hỏi nó: “Mày muốn gì?” nếu nó là con ma Việt Nam; và “May I help you?” nếu là con ma Mỹ. Hoặc là đọc một câu thần chú trừ ma để nó biến đi, chứ không đến nỗi gì phải xỉu. Dẫu sao, sống một mình giữa một cảnh đẹp và thanh vắng như thế này, anh cũng hài lòng lắm. Có thể nói, hơn mười năm nay, anh mới có được những ngày yên bình như trong thời gian này.
Hôm %
E11839

Đứng chẳng tới thì nằm



Một cô gái lấy phải anh chồng thấp hơn mình nên bị bạn bè trêu rằng: Vợ cao mà lấy chồng lùn Chồng yêu chồng kiễng chồng "hun" vào... cằm. Do đã dự liệu từ trước, cô bình tĩnh đáp lại họ: Vào cằm thì mặc vào cằm Đứng "hun" chẳng tới thì... nằm chớ sao!
1762

Dầm Mưa



Mưa rơi đấy, nhưng đừng đưa em nhé,
Có nghĩa gì khi mình đã chia phôi
Anh tàn nhẫn, còn em giấu ngậm ngùi,
Trời mưa đấy, chứ không phải em khóc ...

Lâm thâm ướt mấy hạt buồn trên tóc,
Anh về đi, chắc em chẳng cần che
Mưa từ nay sẽ giăng phủ bốn bề,
Chứ không chỉ đêm nay anh từ giã ...

Anh khẽ cúi đạt môi hôn vội vã,
Xe rẽ đi trong màn nước bụi mờ ...
Trách quạt nước sao vô tình làm ngơ,
Không cho em thấy rõ anh lần cuối ...

Em bơ vơ, phố khuya mưa lầy lội,
Có giọt nào thấm áo ướt vào tim,
Em nghiêng tóc giấu những chút lệ mềm,
Thoáng ngây ngô ràn ra khỏi mi mắt ...

Anh mới đi mà trần gian đổi khác,
Phố dài thêm, và mưa giọt buồn hơn,
Mưa thượng giới đang tuôn chảy về nguồn,
Còn em lạc, nên dầm mưa đêm vắng ...
1504

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Nhìn xem khách để tiền ở đâu



Một phụ nữ, thuộc phe quá khích đòi quyền nam nữ bình đẳng, đã cởi hết quần áo bước vào quán bar và gọi bia ra uống. Sau ly bia thứ ba, cô ta phát hiện người bồi bàn cứ nhìn mình soi mói. Đây là thời cơ tốt để cô này phát biểu chủ đề:
- Nhìn gì mà nhìn, bộ chưa từng thấy sao? Đây đâu phải là chuyện kỳ lạ hay quái dị. Các ông đã có thể không mặc áo nơi công cộng thì phụ nữ cũng có quyền như vậy và còn có thể làm hơn nữa... Người bồi bàn ngắt lời cô ta:
- Rất tiếc là tôi không quan tâm đến chuyện đó. Tôi chỉ nhìn xem bà để tiền ở chỗ nào để thanh toán cho những ly bia thôi.
2172

Tiểu thuyết: "Thằng Tí Thẹo"



Tuần trước tết, Tám Tàng theo thằng Tú tới tỉnh thành thăm thím Tư tại thị trấn Trung Trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Tới toà thị trưởng trước trường tư thục Trần Thị Trang tại trung tâm tỉnh Thừa Thiên, Tám Tàng trông thấy thằng Tí Thẹo thuộc thôn Tân Tạo thẫn thờ, thân thể tiều tụy, thất tha thất thểu thật thảm thương. Thấy thế trong tim Tám Tàng thổn thức thấy thật thương thằng Tí. Tức thì Tám Tàng tiến tới thằng Tí Thẹo thủ thỉ:
- Tí Thẹo, tết Thân tới, Tí thất thểu, thậm thà thậm thụt truớc trường trông thật thảm thiết. Thế, Tí thi trượt tú tài?
Tí Thẹo than thở:
- Tình trạng tớ thật thê thảm. Tớ thi trượt, tết tư tới tía tớ thì tù tội. Trại tù tía tớ thăm thẳm tận Túc Trưng. Tớ thật thương tía tớ. Tớ túng tiền tiêu tết, thiếu tiền tới thăm tía tớ. Thật thê thảm, tía thì tù tội, thân tớ thì tiều tụy, tiền tài thì thiếu thốn. Thôi thì tớ thất tha thất thểu từ thôn trang tới thành thị tìm thằng Thái tâm tình.
Thằng Tám tha thiết:
- Thú thực, tớ thấy Tí tàn tạ tớ thật thương Tí.
Thằng Tí Thẹo thút thít:
- Tám thấy, tết tư tới, tớ thật túng tiền tiêu tết, tớ tính thà tự tử tuốt tuột.
Thằng Tám thất thanh:
- Thôi! Thôi! Tí thôi toan tính tự tử, thủng thẳng tớ tính.
Thằng Tí Thẹo tiếp tục thút thít. Tám Tàng tiếp theo:
- Thấy tình trạng Tí thiếu tiền tiêu tết thật thê thảm, thôi thì tới tết tớ thi thể thao thắng thì tặng Tí tám trăm tiền Tây, Tí thừa tiêu tết.
Tí Thẹo tưởng thật thích thú. Tí thân tình thủ thỉ:
- Tám thật tốt, Tám thật tốt. Tí thương Tám thắm thiết. Thôi Tí tạm tạ từ Tám, Tí tiếp tục tìm thằng Thái. Tết Tí tới Tám thỉnh tiền.
Thân thế thằng Tí thật tội. Từ thời Tí tám tuổi, tía thằng Tí thiếu tiền trả tiền trường, thằng Tí thôi tới trường. Tí thất thểu từ trong thôn tới trường. Thấy tụi thằng Tiến, thằng Toàn tung tăng tới trường thằng Tí thèm thuồng. Tụi thằng Tiến thấy thế trêu thằng Tí thê thảm. Thằng Tí thẹn thùng tức tối. Tức thì thằng Tí táng tai thằng Tiến tới tấp. Thằng Tiến tức tốc tẩu thoát thề trả thù thằng Tí. Tới thứ tư, tan trường thằng Tiến theo thằng Toản tới tư thất tìm thằng Tí. Thoạt trông thấy thằng Tí tiểu tiện trước thềm, thằng Tiến tức tốc tiến tới tung thẳng tay tống trúng trán thằng Tí. Trán Thằng Tí tím thẫm, Thằng Tí tối tăm. Thằng Toản, thằng Tiến tiếp tục tống tới tấp trên thân thể thằng Tí. Thấy tía thằng Tí tới, thằng Tiến, thằng Toản tức thì tẩu thoát. Thằng Tí thua thê thảm, trên thân thể thằng Tí toàn thẹo thành thử thằng Tí trở thành Tí thẹo, thằng Tí thật tủi thân. Tới thời tía thằng Tí trở thành trưởng ty thể thao, thằng Tí tiếp tục tới trường tư thục trong tỉnh.
Thân thế thằng Tám thuở trước thì tốt. Trong thời tổng thống Thiệu, tía thằng Tám từ thiếu tá truyền tin từ từ thăng thưởng tới trung tướng, tức trung tướng Trần Trừng Trị. Trung tướng Trần Trừng Trị thường túc trực tại trung tâm truyền tin tại toà tổng thống, thực thi trọng trách thông tin trực tiếp tới tổng thống tin tức tối trọng. Tới thời tổng thống Thiệu trốn, toàn thể tướng tá thất thế, tù tội thê thảm. Trung tướng Trần Trừng Trị tù tới trăm tháng thì tụi trưởng trại tính thủ tiêu tướng Trần Trừng Trị. Trung tướng Trần Trừng Trị tức tốc trốn tù, theo tàu trốn tới Tây Tạng. Từ Tây Tạng tía thằng Tám theo tin tức thời tiết thấy tốt, tức thì tiếp tục theo tàu tới Triều Tiên. Tại Triều Tiên, tía thằng Tám tạm tá túc trong trại tạm trú. Tiếc thay tới tết trung thu thì tía thằng Tám trúng thực trầm trọng. Trại tạm trú thiếu thuốc trị, tía thằng Tám từ trần trong tình trạng thật thảm thiết.
Tạ từ Tí Thẹo, Tám Tàng thong thả từ toà thị trưởng tới thẳng thị trấn Trung Trực thăm thím Tư tại tư thất. Thấy thằng Tám tới thăm, trong thâm tâm thím Tư thích thú, thím Tư thật tử tế tặng Tám Tàng tám trăm tiêu tết. Tám Tàng tá túc tại tư thất thím Tư thưởng thức tết Thân.
Tí Thẹo tiếp tục tà tà từng thước, tới từng thị trấn tìm thằng Thái. Tí thiết tưởng thằng Thái thích tụ tập tại thôn Tràng Tiền thuộc thị trấn Thanh Thiên. Tí Thẹo tới thẳng thị trấn Thanh Thiên. Tại trung tâm thị trấn Tí trông thấy thằng Thái thập thò trước tiệm thuốc thầy Tám thuốc tễ tên Thăng. Tí Thẹo tức tốc tiến tới trước tiệm thuốc to tiếng:
- Thái, tao tìm Thái từ tám tuần. Tìm thấy Thái tao thật thoả thích.
Thằng Thái thích thú:
- Trời! tết tư Tí từ thôn trang tìm tới thăm tớ, thật tốt, thật tốt. Thôi, Tí theo tớ tới trung tâm tiếp thị tạm trú ta truyện trò tới tối.
Từ tiệm thuốc thầy Tám thuốc tễ tới trung tâm tiếp thị tám trăm thước. Tí Thẹo thích thầm trong tâm, thong thả theo thằng Thái tới trung tâm tiếp thị. Tại trung tâm tiếp thị tâm thần thật thanh thản, Tí Thẹo từ từ tâm tình:
- Tao thú thật Thái, tình trạng tao thật thê thảm. Tao thi trượt tú tài, tía tao thì tù tội. Tháng trước tía tao thả trâu trong toà tỉnh trưởng. Trâu tía tao táp te tua tấm thảm tốt treo trên tường, tháo thùng tiền tung toé. Tỉnh trưởng tức tối tóm tía tao thúc thường tiền tấm thảm. Tía tao thiếu tiền trả, tỉnh trưởng trói tía tao tống tù. Trại tù tía tao tận Túc Trưng. Tuần trước tao tính tới Túc Trưng thăm tía tao. Thật thảm, tao theo tàu thuyền trưởng Thương Tín, tới Thủ Thiêm tao thiếu tiền trả tiền tàu, thuyền trưởng tức trói tao trên tàu. Toán thủy thủ thương tình thả tao trốn thoát. Tao thật thương tía tao. Thuở thiếu thời tía tao thích thể thao. Thường thường trước tết tía tao theo trưởng ty thể thao tới tận Tokyo thi trượt tuyết. Tía tao trượt tuyết tuyệt trần. Trưởng ty thể thao thích tía tao thường tặng thưởng trăm thứ tốt. Thật thế, tết tới trưởng ty thường tặng tía tao trà thật thơm từ Tokyo. Tết Tân Tị trước tía tao theo trưởng ty thể thao tới tận Texas thi trượt tuyết. Tiếc thay, tía tao trọng tuổi, tía tao thua. Thế thì thất thu tiền thưởng.
Thằng Thái thủ thỉ:
- Thuở trước tía tao thích tìm tòi tin tức thể thao. Tía tao thông thạo tám thứ tiếng. Tía tao thẳng thắn, tía tao tường thuật tin tức thể thao thật trung thực. Tiếng tăm tía tao truyền từ thôn tới tỉnh, từ tỉnh tới tai thủ tướng. Thời tổng thống Thiệu, tía tao trở thành tổng trưởng thông tin. Tía tao thường tháp tùng tổng thống Thiệu tới tận Tàu thăm thủ tướng Tàu, tới Triều Tiên thăm tổng thống Triều Tiên. Thỉnh thoảng theo tinh thần tương trợ, tía tao tháp tùng thủ tướng tới Thái thăm toàn thể triều thần Thái. Tết Trung Thu tổng thống Triều Tiên tới thăm tổng thống Thiệu, tía tao theo tổng thống Thiệu tháp tùng tổng thống Triều Tiên thăm tám trường tư thục tiếng tăm trong tám tỉnh. Tết thứ tư trong thời tổng thống Thiệu, thủ tướng Tây Tạng tới thăm. Tổng thống Thiệu thỉnh tía tao tới trù tính tiệc tiếp tân thật trọng thể. Tới thời tổng thống Thiệu thất thế, toàn thể tướng tá, tổng trưởng, tỉnh trưởng tứ tán, tù tội. Tao tròn tám tháng, tía tao theo tướng tá từng tốp từng tốp tù tội thê thảm. Thấm thoát tám tháng trong tù thiếu tiền, thuốc tây thuốc ta thiếu thốn, thân thể tía tao tàn tạ trông thấy. Tình trạng trong tù tiếp tục thê thảm. Tụi trưởng trại tra tấn tù thật thẳng tay. Tía tao tức tối tức thì tính toán trốn tù. Tiếc thay, thoát tù tới tiếng thứ tám thì tụi trưởng trại tìm thấy tía tao trong thùng thiếc trước trạm thông tin. Tức thì tụi trưởng trại trừng trị tía tao thật thê thảm, thân thể tía tao tả tơi. Tháng tám tiếp theo thím tao tới trại tù thăm tía tao. Theo thím tao tường thuật: Tụi trưởng trại thụi trúng thận tía tạo, tình trạng tía tao thật trầm trọng. Thiếu thuốc trị, tía tao từ từ tàn tạ, tía tao thở thoi thóp. Tao tròn tám tuổi thì tía tao từ trần trong trại tù thật thảm thiết.
Thằng Tí tiếp theo:
- Thời thế thật thê thảm, tía Thái từ trần thảm thương thôi thì ta tin tưởng tía Thái trên trời. Tía tao trong tù thật tội, tao thì thiếu tiền tới thăm tía tao.
Thằng Thái thổn thức:
- Thôi, thủng thẳng Tí theo tớ tới thầy thượng toạ Thích Trí Thủ tại trung tâm từ thiện thỉnh tiền. Tớ thiết tưởng thầy thương tình trạng Tí.
Thằng Thái, thằng Tí thao thức tâm tình tới trăng tàn. Trời tối, thằng Thái, thằng Tí thiêm thiếp tới trời tỏ thì tỉnh thức.
Theo tính toán từ trước, Tí Thẹo theo thằng Thái từ trung tâm tiếp thị tới thẳng trung tâm từ thiện tìm thầy thượng toạ Thích Trí Thủ. Trong tim thằng Tí thật thổn thức. Tí Thẹo thầm tin tưởng thầy Thích Trí Thủ thương tặng tiền tiêu tết, tặng thêm tiền trả tiền tàu tới trại tù thăm tía. Tới trung tâm từ thiện, thằng Thái, thằng Tí thấy thầy thượng toạ Thích Trí Thủ thấp thoáng trước thềm. Thằng Thái tức thì tiến tới trước thưa:
- Thưa thầy, tình trạng thằng Tí thật thê thảm. Tía thằng Tí tù tội tại Túc Trưng. Thằng Tí túng tiền tiêu tết, túng tiền theo tàu tới trại tù thăm tía, thật tội. Thỉnh thầy tặng Tí tí tiền từ thiện Tí tiêu tết.
Thằng Tí than thở thêm:
- Thưa thầy, thật thế, tía tôi tù tội từ tám tuần tại Túc Trưng. Tía tôi than trong tù thật thiếu thốn, tình trạng trong tù thật tồi tệ. Tôi tính tới thăm tía tôi, tiếc thay tôi thật túng, thiếu tiền trả tiền tàu, thiếu tiền tặng tía tôi. Thầy thương tặng tôi tí tiền từ thiện, tôi thành tâm tạ thầy tới thiên thu.
Thượng Toạ Thích Trí Thủ trầm tư tính toán:
- Thật tiếc, trước tết tiền tài thuộc trung tâm từ thiện thâm thủng trầm trọng. Từ trước tiền thu tháng tháng thường tám triệu. Từ tháng tư tiền thu thất thoát tới triệu tư, tới tháng tám thì tiếp tục thất thu trầm trọng. Tiền tiêu thì tổn thất trăm thứ thành thử trung tâm từ thiện từ từ tàn tạ. Trước tình trạng Tí thảm thương thế, thôi thì thầy tặng tạm tám trăm, Tí tiêu tết tằn tiện, thừa thì theo tàu tới thăm tía, thiếu thì thôi. Thầy thiết tưởng thời thế tạo tình trạng thê thảm thế, thì thầy thua.
Thằng Tí thỉnh tiền từ tay thượng toạ Thích Trí Thủ, tạ thầy, tiếp tục theo thằng Thái tới tư thất thím thằng Thái. Thằng Tí thủ thỉ:
- Tám trăm thực tế thì thiếu to, thôi tớ tính tới Túc Trưng trước thăm tía, thừa tiền thì thong thả tiêu tết, thiếu thì thôi.
Thằng Thái thân tình:
- Tuần trước thím tớ tặng tớ triệu tư, thế thì tớ theo Tí tới Túc Trưng thăm tía Tí, tiền tàu tớ trả tất, thứ tư trước tết ta tới trung tâm tỉnh tìm thằng Tám thi thể thao.
Thằng Tí thành thực:
- Thế thì tốt, thế thì tốt. Tớ tặng tía tớ trăm tư tiêu tạm trong tù, thừa tiền ta tiêu tết.
Thằng Tí, thằng Thái tung tăng tới thuyền trưởng tàu Thương Tín thoả thuận tới thẳng Túc Trưng. Tiền tàu thằng Thái trả tất.
Tại trung tâm tỉnh, tết thân tới, thời tiết thật tốt. Theo truyền thống từ tổ tiên truyền tụng tại tỉnh Thừa Thiên, thường thường tết, tỉnh trưởng triệu tập toàn thể trai tráng trong tỉnh thi thể thao tại trung tâm thể thao trong tỉnh. Thể thức thi tùy theo trưởng ty thể thao tính toán, thông tin.
Thằng Tám theo thằng Tú tới trung tâm thể thao thi thể thao. Toàn thể trai trẻ trong tỉnh tập trung trước trung tâm thể thao. Trên thềm, trưởng ty thể thao thẳng thắn thông tin:
- Thưa toàn thể trai tráng trong tỉnh, tôi, Tôn Thất Thiệt, trưởng ty thể thao tỉnh Thừa Thiên trân trọng thông tin tới toàn thể trai trẻ. Tôi tin tưởng toàn thể trai trẻ thích thú thưởng thức tết theo truyền thống tốt trong tỉnh ta. Tôi thật thích thú, tôi tán thưởng tinh thần thể thao tới toàn thể trai trẻ. Thể theo tập tục thưởng thức tết, ta thi thể thao theo truyền thống từ tổ tiên ta truyền tụng. Theo thứ tự từ tết trước, từng toán từng toán ta thi trượt tuyết, thi thảy tạ, thảy tiêu. Toán thắng tiếp tục thi trói trâu, thi túm thỏ, thi tắm trần truồng trong thùng thiếc. Trọng tài Tôn Thất Tường trực tiếp theo từng trận, thực thi trung thực trọng trách. Toán thắng thì trọng thưởng, toán thua thì tận tâm tìm thầy tốt tập tành, tết tới thi tiếp.
Trước tiên thi trượt tuyết. Toán thằng Tám toàn thằng to, tốt tướng. Thể theo tập tục, toán thằng Tám trước tiên trượt thử. Tuyết trắng trơn, toán thằng Tám trượt thử thật tốt. Thấy tốt, toán thằng Tám thích thú, tiếp tục thi thật. Tiếc thay, trên thực tế, toán thằng Tám thiếu thông thạo trượt tuyết, thành thử thi thật toàn thể toán thằng Tám té thê thảm. Toán thằng Tám thua, toàn thể toán tức tối than thở:
- Tức thật, tức thật, thi thử thì tốt thi thật thì thua, tức thế. Tết tới thề thi thắng.
Toán thằng Tỉnh toàn thằng thấp, tuy thế toán thằng Tỉnh thường tập trượt tuyết tận Texas thành thử toán thằng Tỉnh tất thắng.
Tới thi thảy tạ, thằng Tuyên trong toán thằng Tỉnh thảy trước, thiếu tấc tư thành tám thước. Thằng Toản trong toán thằng Tám trầm tĩnh thảy tới tám thước. Thằng Tỉnh tức tối thảy theo tới tám thước. Thằng Tám thấy thế tập trung tinh thần thảy tới tám thước tư. Toán thằng Tám toàn thắng, thích thú toe toét. Thảy tiêu thì toán thằng Tám tậm tịt thành thử thua te tua. Tuy thế toán thằng Tám tiếp tục thi trói trâu.
Thằng Tí, thằng Thái trờ tới thấy toán thằng Tám trong tư thế trung tấn thúc thủ, tay thụt thò tính túm tai trâu. Toán thằng Tám to, tốt tướng, tuy thế trói trâu thì thiếu thông thạo. Thấy tình thế toán thằng Tám tất thua, thằng Tí, thằng Thái tức tốc tới tiếp tay. Thằng Tí thường theo tía tậu trâu, trói trâu thành thử từ từ trở thành thiên tài trói trâu. Thêm thằng Tí, thằng Thái, toán thằng Tám từ thế thua trở thành toàn thắng.
Thằng Tám tất tả tới tạ thằng Tí:
- Thật tốt, thật tốt, thực tế thiếu Tí, Thái tiếp tay thì tụi tớ thua thê thảm.
Tới thi tắm trong thùng thiếc thì toán thằng Tám thê thảm thật. Tại toán thằng Tám toàn thằng to, trọng tài thổi toe toe, toán thằng Tám thoăn thoắt tung thân thùm thụp trong thùng thiếc. Tức thì toàn thể thùng thiếc tuần tự từng thùng từng thùng thủng te tua. Theo thể thức thi thì toán thằng Tám tất thua.
Tóm tắt, toán thằng Tám trận thắng, trận thua. Truyền thống thi thể thao thưởng tết tại tỉnh Thừa thiên thật tốt. Tới tối thì tại trung tâm thể thao thưa thớt. Thằng Tám thủ thỉ:
- Thôi, trời tối Tí, Thái theo tớ tới tư thất tớ ta từ từ tâm tình, tính toán tiền thưởng.
Tới tư thất Tám Tàng, Tí Thẹo tâm tình:
- Tuần trước tao tìm thấy thằng Thái tại thị trấn Thiên Thanh. Tao theo thằng Thái tới trung tâm từ thiện thỉnh tiền. Thầy Thích Trí Thủ tặng tao tám trăm tiêu tết. Thằng Thái theo tao tới Túc Trưng thăm tía tao. Thằng Thái thật tốt, thấy tao túng tiền thằng Thái tận tình trả tất tiền tàu. Trại tù Túc Trưng thật tàn tạ. Tía tao trông thấy tụi tao thấp thoáng tới thì thích thú. Tía tao trong tù thật tiều tụy, thấy tụi tao tới thăm, tặng tiền tiêu tết, tía tao tủi thân, trông thấy tội.
Thằng Thái thêm:
- Tạ từ tía thằng Tí, tụi tao tranh thủ theo tàu thẳng tới tỉnh ta. Thật tức, từ thị trấn Trung Trực tới trung tâm thể thao tụi thổ tả từ thôn Tràng Tiền tiến tới tống tiền tụi tao. Tụi tao tính tử thủ. Tiếc thay tụi thổ trốn trong tấm tôn trước trạm thông tin tua tủa tiến tới thách thức tụi tao. Tụi tao tay trắng trơn thủ thế. Tụi thổ tả tay thủ thanh tràm to tiến tới táng tụi tao tới tấp. Tụi tao thua thảm. Tụi thổ tả tịch thu toàn thể tiền trong túi tụi tao. Thật tiếc, thật tức.
Tám Tàng thì thầm:
- Tụi thổ tả tồi thật, tao thề trả thù. Thật tiếc tao thất thu tiền thưởng thể thao, tao thắng thể thao triệu tám. Thôi thì tình thân tao tặng Tí, Thái tám trăm tiêu tạm, tết tới ta tính tiếp.
Tết thân tàn, toàn thể trai tráng tiếp tục thân trâu thường trực.
Tới tháng tư trại tù tạm tha tía thằng Tí. Thoát tù tía thằng Tí toan tính trốn tới Thái. Trung tuần tháng tám thì thằng Tí Thẹo theo tía trốn thoát tới Thái. Từ Thái Tí Thẹo trốn trong thương thuyền tới Triều Tiên. Tới Triều Tiên Tí Thẹo tới thẳng thủ tướng Triều Tiên trình thư thỉnh thường trú. Tí Thẹo tất thắng. Tạm thời Tí Thẹo tá túc tại trường thính thị thuộc trung tâm tình thương Triều Tiên.
THỤC TÔI tường thuật truyện thằng Tí theo tin tức từ trung tâm truyền thông tại Triều Tiên, thấy thiếu thì thêm, thấy thừa thì thải, tất tốt.


1665

Bài đăng phổ biến